Dưới 6 tuần thực hiện easy như thế nào?
Mẹ thân mến,
Ở các bé dưới 6 tuần, mục tiêu tối ưu là thiết lập mối quan hệ tốt giữa cung và cầu sữa. Mẹ kích sữa và đảm bảo mình đủ sữa và giúp con có khớp ngậm đúng và ăn hiệu quả.
Với các em bé sơ sinh và các em bé dưới 6 tuần tuổi, việc tự ngủ của các con đến hoàn toàn ngẫu nhiên và con có khả năng tự ngủ được nếu mẹ cho con cơ hội. Với bé 0-4 tuần, sau khi được ăn no và ợ hơi thật kĩ, được thay bỉm sạch sẽ và được chơi tự lập, khi thời gian thức tiến dần đến 40′ mẹ quan sát cái ngáp đầu tiên của bé trong khoảng này (hoặc thấy bé bắt đầu quấy khóc, hậm hực, ưỡn lưng….) thì lập tức quấn, đưa bé vào phòng tối, bật whitenoise và thực hiện winddown. Sau winddown, mẹ đặt bé xuống cũi và lùi xa ra và cho con cơ hội tự ngủ bản năng. Thời gian bé tự đưa mình vào giấc ngủ có thể kéo dài đến 20’mà bé nhìn quanh và mắt mở to. Nếu con khóc, mẹ hãy dùng nút chờ 3-5 phút và sau đó cho bé ngậm ti giả, hay ngón tay út của mẹ, đồng thời thực hiện vỗ dỗ bé khi con nằm trên giường. Mẹ sẽ thực hiện như vậy cho đến khi con ngủ mới ngừng….
HÃY THỰC HIỆN TRÌNH ĐI NGỦ CHO CON Ở MỌI GIẤC, ĐÂY LÀ CÁCH ĐƯA TÍN HIỆU ĐỒNG NHẤT VÀ LÀ CÁCH TẠO PHẢN XẠ CÓ ĐIỀU KIỆN TỐT NHẤT CHO CON. KHI NHẬN THẤY THỨ TỰ – TRÌNH TỰ CỦA CÁC ĐỘNG TÁC SINH HOẠT, CON SẼ HIỂU LÀ “GIỜ NGỦ ĐẾN RỒI” VÀ SẼ CÓ CÁCH THỰC HIỆN TƯƠNG ỨNG: ĐI NGỦ. Do đó, việc gắt ngủ sẽ giảm dần đi.
Mỗi ngày bé tự ngủ được 1-2 lần là rất giỏi rồi mẹ nhé. Giấc 4 của ngày thường khó, lại trùng với witch-hour nên mẹ có thể sẽ phải địu con, cho con ngồi ghế rung để ngủ giấc ngắn cuối ngày. Mẹ đừng lo lắng là làm con quen thói quen cũ, chỉ là 1 giấc khó ngủ trong ngày mới phải thực hiện cách này để hỗ trợ con thôi, mẹ nhé.
Ban ngày mẹ không để con ngủ quá 2h/giấc và luôn duy trì mức thời gian thức tối thiểu giữa 2 giấc cho con. Khoảng cách giữa các bữa ăn ngày và đêm tối thiểu là 3h. Đêm, mẹ không cần gọi con dậy khi con ngủ quá 3h. Trong ngày sẽ có 1 giâc ngủ tương đối khó, thường là giấc thứ 4, mẹ có thể địu con hoặc cho con nằm ghế rung để ngủ qua giấc này.
Khi đạt 6 tuần, và chuyển easy3,5 lúc đó việc hướng dẫn tự ngủ sẽ được thực hiện bài bản hơn.
Một số bài học mẹ cần thực hành thành thạo và app POH có thể giúp được mẹ:
1. Bài học ợ hơi và giúp con giảm quấy khóc:
Đầu tiên mẹ cần học thói quen ợ hơi thật tốt.
Easy thực hiện sau khi mẹ đủ sữa và bé hết tuần trăng mật, lúc này chỉ cần cho ăn cách bữa ok là ok.
Về bé quấy khóc và không chịu quấn, nhiều bé chiến đấu một cách vô thức với cả thế giới mà không biết rằng mình cần những thứ đó, em có thể tháo hoặc dùng tiếp đều có hiệu quả như nhau. Nhiều mẹ tháo quấn tạm thời một thời gian ngắn, và giới thiệu lại như công cụ giúp bé tự ngủ nhất quán ở mốc 5-6 tuần.
Lúc này con còn nguyên bản năng động vật, nên đừng tạo thói quen không mong muốn, vì sau phải sửa. VD: bế nhiều, ngủ gật sau ti.
Tập thói quen ợ hơi thật tốt, sau mỗi bữa, để con không đau đớn do đó giảm quấy khóc tối đa, và ăn được đảm bảo. Ở tuần 6-8 là tuần thay đổi hormone, con nôn trớ nhiều và đầy hơi thì thói quen ợ hơi tốt của mẹ từ những ngày tháng đầu sơ sinh sẽ thực sự phát huy hiệu quả
i. Ợ hơi cần vô thêm 5-10′ sau cái ợ đầu tiên. Hơi không chỉ là khí bé nuốt vào khi ăn mà còn sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa nữa (enzyme dạ dày kết hợp với sữa luôn sản sinh ra hơi), thậm chí thở – khóc cũng mút phải hơi, nên hơi là có liên tục trong cơ thể bé vì thế kể cả trước bữa ăn, nếu bé khóc nhiều cũng cần ợ hết hơi dưới đáy lên nữa, không là trớ vòi rồng đó. Khi hơi lên, kèm thêm chút sữa. Không đáng lo. Hãy nghĩ bé được giải thoát cơn đau. Trớ sữa ở trẻ sơ sinh là chuyện cơm bữa, và nó không nghiêm trọng như NÔN ở bé lớn. Nhiều mẹ cho ti nằm xong ngủ luôn, đêm ko ợ hơi kĩ do buồn ngủ mà đêm bé quấy khóc nhiều hơn hẳn.
ii. Khi đang ợ bé khóc và uốn éo, gồng, đó là lúc hơi đang chuẩn bị lên. Hơi đi qua thì sẽ đau và làm bé khó chịu nhưng rất cần thiết, vỗ tiếp thì bé sẽ được giải thoát khỏi hơi, còn mẹ thấy con uốn éo mà ngừng thì hơi vẫn kẹt ở trong. Đây là điểm các mẹ sai lầm. Họ dừng vỗ. Ngược lại, khi con gồng đó thì mẹ tạo tiếng shhh thật to, hơi đưa người NHẸ CHẬM để con tập trung vào thứ khác và chịu cho mẹ vỗ cho đến khi con ợ cho bong bóng hơi đi ra.
Bạn ko thể biết được con có bao nhiêu bong bóng khí trong người (gas bubbles) nên bạn vỗ đến khi mãi không thấy lên mới là hết. Nếu sau khi đặt con ngủ, mà thấy con vẫn quấy khóc liên miên, hãy đừng ngần ngại bế bé và thực hiện ợ hơi để đảm bảo con không khóc vì đau đớn. Nếu bị nôn vòi rồng, vỗ ợ cần được thực hiện TRƯỚC VÀ CẢ GIỮA BỮA chứ ko chỉ 1 lần sau bữa. Các mẹ sợ nôn không ợ cho con, khí kẹt làm con đau đớn xong lại hỏi tại sao con em quấy. Con quấy khóc: 90% các mẹ tưởng nhầm mình đã ợ đủ, và đặt con, đi tìm nguyên nhân khác
2. Bài học trình tự đi ngủ cho trẻ sơ sinh.
Mẹ thực hiện nhất quán trình tự này trong mọi giấc ngủ cả ngày và đêm, tạo thói quen và nếp sinh hoạt thì sau này tự ngủ sẽ tự đến và mẹ không phải luyện tự ngủ nữa.
3. Bài học shhh/vỗ.
Bài học này cùng bài học trình tự đi ngủ cho trẻ sơ sinh sẽ được tìm thấy tại đây: https://youtu.be/MbHgAKQ3dy4
Chúc mẹ sớm hồi phục sau sinh và chúc con ăn no ngủ đủ.
—————
Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của mẹ Chũn với hơn 6400 giờ kinh nghiệm ngủ ngon cho con. Quấn Chũn với chất liệu co giãn tuyệt đối giúp con không bị bí bách khó chịu, chất liệu thoáng mát dễ chịu cùng kiểu dáng tiện dụng và ít phức tạp nhất cam kết mang lại cho bé giấc ngủ êm đềm như khi còn trong bụng mẹ.
—————
🎉30s cho quảng cáo🎉
Cùng Chũn Cocoon giúp con tự ngủ ngay bây giờ
Danh sách đại lý quấn Chun Cocoon:
https://bit.ly/2UCsl3Y
-1 Bình luận-
[…] Tự ngủ ở trẻ nhũ nhi không khó như những gì mà các bà các mẹ hay tưởng tượng qua những lời đồn thổi của dân cư mạng đâu, mà tự ngủ đến nhẹ nhàng và tự nhiên như cân đường hộp sữa vậy, tin Chũn đi. Để Chũn liệt kệ cho các mẹ bước và điều kiện cần và đủ nhé: Câu chuyện ở đây Chũn đề cập đến là cho các bé trên 6 tuần các mẹ nhé, với các bé dưới 6 tuần, các mẹ có thể đọc chỉ dẫn để giúp con tự ngủ tại bài viết này…. […]