Không TV – Điện thoại – Ipad cho trẻ dưới 3 tuổi.
“TRẺ EM DƯỚI 2 TUỔI KHÔNG NÊN XEM TV VÀ CÁC THIẾT BỊ MÀN HÌNH”.
Đó là lời khuyên của Hiệp hội các Bác sỹ Nhi khoa Hoa Kỳ AAP và nhiều nghiên cứu bổ trợ của các viện nghiên cứu sức khoẻ Mỹ. For decades the AAP has warned that children need to cut back on their screen time. The group’s latest prescription:
Entertainment “screen time” should be limited to two hours a day for children ages 3-18. And, for 2-year-olds and younger, none at all.
“Các bậc cha mẹ thường kinh ngạc được biết các bác sỹ nhi khoa đều khuyên không cho trẻ em xem TV và các thiết bị màn hình: điện thoại, tablets khi bé chưa đủ 2 tuổi”. Một bác sỹ nhi khoa Mỹ tâm sự.
Những khảo sát gần nhất trong xã hội Mỹ cho thấy 40% trẻ sơ sinh được xem một loại video phim ngắn nào đó khi bé đạt mốc 5 tháng tuổi và đến khi bé 2 tuổi thì con số trẻ đã được giới thiệu về TV lên đến 90%.
Để trả lời cho lời khuyên ngược đời trên, hãy quay lại và quan sát sự phát triển não người trong giai đoạn ấu thơ. Trẻ em học và phát triển nền tảng nhất trong 3 năm đầu đời, não của bé nhân bản gấp 3 lần chỉ trong vòng 12 tháng đầu tiên của sự sống ngoài bụng mẹ. Những gì kích ứng và phản xạ mà con trải qua trong giai đoạn này ảnh hưởng sâu rộng đến nhận thức và tại nên sự phát triển của não bộ. Những hình ảnh con nhìn được trên màn hình thực sự vô cùng khác biệt so với ngoài đời thật, bởi những hình ảnh đó được dựng lên qua ngôn ngữ tượng hình: Hãy lấy quả bóng ở ngoài thực tế và trên TV làm ví dụ: Trẻ sơ sinh học những hình ảnh sơ khai ban đầu về không gian 3 chiều, trong khi đó thế giới trong TV và thiếu bị màn hình là không gian 2 chiều, do đó quả bóng trong TV chỉ là một đường tròn và là một mặt phẳng, khác hẳn với những gì có thể cảm nhận thực tế tay sờ mắt nhìn ngoài đời. Nếu lăn bóng, con sẽ sẽ nhìn thấy bong xoay tròn trong một chuyển động đơn sau đó lăn chậm và dừng lại. Những hành động này được mô tả lại trên TV là bàn tay chạm vào đường tròn, bàn tay rời xa đường tròn và sau đó là chuỗi hình hành đường tròn di động và dừng lại. Khi một em bé muốn tương tác với qua b,óng bé với tay, nắm, bò lên trên hay lăn theo, cảm nhận chất liệu, sức nặng và cả hình dạng và quán tính của vật. Đây là những tính năng vật lý mà TV không thể truyền tải được và tạo nên khái niệm nền tảng cơ bản trong não con. Hình ảnh trên TV thì sẽ biến mất trong khi sự vật thật vẫn còn đó và con thậm chí có thể sờ nếm vào nó được (do đó nhiều trường hợp xem TV sớm, trẻ gặp khó khăn phân biệt giữa tưởng tượng và đời thực). Nên nhớ, trẻ dưới 1 tuổi có thể nhìn chằm chằm vào màu sắc hay chuyển động trên màn hình những não trẻ KHÔNG CÓ KHẢ NĂNG hiểu về các ý nghĩa của các hình thù và màu sắc đó. Bộ não trẻ cần ít nhất 2 năm để có thể phát triến đến cột mốc mà con có thế liên hệ được hình ảnh thực với sự việc trên màn ảnh.
Chính vì những đặc điểm này mà trẻ em dưới 3 tuổi được trong thế giới thật học về môi trường xung quanh nhanh hơn rất nhiều so với việc tương tác với tất thảy các thiết bị màn hình, đặc biệt là về sự phát triển ngôn ngữ.
NHƯNG XEM SỚM CÁC THIẾT BỊ MÀN HÌNH THÌ ĐÃ HẠI GÌ?
Ừ thì cứ cho là con chả đạt được điều gì khi xem TV, nhưng con lại thích thế và ngồi im một chỗ, thế thì cứ để xem, có hại gì đâu. Cha mẹ cũng được nghỉ ngơi nữa, phỏng ạ? Cho nó xem một chút để nấu cho xong bữa tối còn hơn là cả nhà chết đói?
Vâng đúng, xem TV đương nhiên tốt hơn là chết đói nhưng chắc chắn là không thực sự tốt cho trẻ. Các bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy việc xem TV trước 2 tuổi có hậu quả lâu dài trong việc phát triển ngôn ngữ, kỹ năng đọc và làm giảm trí nhớ và khả năng ghi nhớ của trẻ.
Xem TV nhiều là nguyên nhân của các vấn đề về ngủ, về chất lượng nghỉ ngơi thư giãn và sự tập trung ở các lứa tuổi. Nếu như chúng ta là những gì ta ăn (we are what we eat) thì não chúng ta chính là những gì chúng ta trải nghiệm (the brain is what it experience) và cái màn hình như là junk food cho trẻ em dưới 2 tuổi vậy.
Vấn đề không chỉ nằm ở chỗ trẻ làm gì khi xem TV mà còn ở chỗ thiếu hoạt động nữa, đặc biệt là khi trẻ em chỉ học được nhiều nhất về cuộc sống khi tương tác với các nhân vật và sự việc xung quanh em. Các biểu hiện nét mặt, giọng điệu thanh trầm của lời nói, ngôn ngữ cơ thể được trao đổi giữa cha mẹ và con cái không chỉ là những kỷ niệm đẹp mà nó còn có nhiều lớp ý nghĩa phức tạp hơn thế! Nhiều nhà nghiên cứu đã ghi lại sự tương tác giữa cha mẹ và con cái khi có một trong 2 đối tượng trên đang xem TV, sự tương tác là không thực hiện được! Một em bé có thể học được nhiều thứ hơn khi đập chảo choang choác xuống sàn khi mẹ đang nấu cơm so với việc ngồi xem TV trong cùng khoảng thời gian đó, bởi mẹ và con gần nhau và dù thế nào đi chăng nữa, mẹ và con vẫn thực hiện giao tiếp!
“Cứ bật TV cho nói nghe cho vui, dù chẳng ai xem”
…cũng đủ làm chậm sự phát triển ngôn ngữ của bé. Một bà mẹ Mỹ nói trung bình 940 từ trong vòng 1h khi có con nhỏ quẩn chân. Khi có TV “làm nền”, số từ mẹ nói giảm còn 770. Mẹ đỡ mệt nhưng con có ít cơ hội được nghe các từ ngữ và lặp lại hơn. Ít từ ngữ đương nhiên là học sẽ chậm hơn. Và nghiên cứu cho thấy rằng con học được việc tập trung nghe mẹ nói lâu hơn nếu không có TV “làm nền”.
Trẻ em được xem TV nhiều thường gặp nhiều khó khăn trong việc tập trung ở lứa tuổi đến trường. Rõ ràng các chương trình TV luôn thay đổi, luôn kích thích và đương nhiên không bao giờ ép con phải suy nghĩ hay ghi nhớ nhiều thông tin. Thông tin được cung cấp và tự động xoá đi, tạo thành thói quen “trôi thông tin” cho trẻ. Trẻ xem nhiều TV quá sớm thường gặp khó khăn trong phát triển kỹ năng cảm xúc của bản thân và nhận biết cảm xúc của người xung quanh sau này.
Một nghiên cứu được in trên “Sự lập trình Hành động của con người” (?!) (Computers in Human Behavior” cho thấy những đứa trẻ lớp 6 chỉ sau 5 ngày không được dung TV, máy tính và các thiết bị kỹ thuật số khác có sự khác biệt lớn trong nhận thức và “đọc” các cảm xúc và những tín hiệu không bằng lời nói của con người. Đó là lý do rất nhiều lớp cắm trại để nuôi dưỡng kỹ năng bên trong của Mỹ cấm sử đụng điện thoại, TV và thiết bị màn hình. Chưa kể TV có thể tăng điều tiết adenaline, không tự chủ được cảm xúc, gây phấn khích và rối loạn hóc-môn làm trẻ trở nên khó ngủ, khó thư giãn, hay quấy khóc vô lý, mệt mỏi và là nền tảng của rất nhiều hiện tượng tâm lý tiêu cực khác Sau 2 tuổi, nhãn quan của trẻ dần thay đổi. Trong những năm học tiền học đường (2-6 tuổi) trẻ có thể học được rất nhiều qua các chương trình giáo dục qua màn hình. Các chương trình học được nghiên cứu kỳ công giúp trẻ tăng khả năng văn học, toán, khoa học, giải đổ và các thái độ trước xã hội. Trẻ được kích thích suy nghĩ và trả lời qua các chương trình Dora hay Sesame Street, do đó các chương trình học tập qua TV tạo nên sự khác biệt đáng kể ở các hộ gia đình mà việc phát triển trí tuệ không được quan tâm nuôi dưỡng. Là cha mẹ chúng ta có thể làm gì?
Thường trẻ học được nhiều điều hơn khi cùng được xem TV cùng cha mẹ. Con có sự chỉ đường, giải thích và liên tục có sự giao tiếp với người xung quanh. Nội dung trẻ xem cũng cực kỳ quan trọng, hãy cho con xem các chương trình được xây dựng để bổ sung kiến thức hay kỹ năng mềm sau này cho con, hơn là xem các trương trình viễn tưởng.
Dù nội dung là gì đi chăng nữa, thời gian tối đa cho trẻ 3-18 tuổi trước màn hình là 2h. Và không có thời gian trên màn hình cho trẻ dưới 2 tuổi!!!! Và nên nhớ, TV xem trên trên màn ảnh hay trên điện thoại, tablet thì đó vẫn là TV!
Tham khảo
AAP_ Hiệp hội các bác sỹ nhi khoa Hoa Kỳ
News.harvard.edu
Kidshealth.com
Kidsmatter.edu.au
healthychildren.org
MedicinePlus _ US National Library of Medicine
-0 Bình luận-