Mẹo nhỏ giúp bé sơ sinh giảm quấy khóc
Ợ hơi là chìa hóa cho em bé hạnh phúc đó các mẹ thân mến ơi!
Easy thực hiện sau khi mẹ đủ sữa và bé hết tuần trăng mật, lúc này chỉ cần khoảng cách giữa các bữa tương đối 2_3h để giúp con học ăn no là ok.
Về #quấn, nhiều bé chiến đấu một cách vô thức với cả thế giới mà không biết rằng mình cần những thứ đó, mẹ có thể tháo hoặc dùng tiếp đều có hiệu quả như nhau. Nhiều mẹ tháo quấn tạm thời một thời gian ngắn, và giới thiệu lại như công cụ giúp bé tự ngủ nhất quán ở mốc 5-6 tuần.
Kể cả khi con 8-9w cũng không phải là quá muộn để #giới_thiệu_quấn_lần_đầu
Lúc này con còn nguyên bản năng động vật, nên đừng tạo thói quen không mong muốn, vì sau phải sửa. VD: bế nhiều, ngủ gật sau ti.
Tập thói quen ợ hơi thật tốt, sau mỗi bữa, để con không đau đớn do đó giảm quấy khóc tối đa, và ăn được đảm bảo.
1. Ợ hơi cần vô thêm 5-10′ sau cái ợ đầu tiên. Có tiêu hóa là có hơi (enzyme dạ dày kết hợp với sữa luôn sản sinh ra hơi), thậm chí thở – khóc cũng mút phải hơi, nên hơi là có liên tục trong cơ thể bé vì thế kể cả trước bữa ăn, nếu bé khóc nhiều cũng cần ợ hết hơi dưới đáy lên nữa, không là trớ vòi rồng đó. Khi hơi lên, kèm thêm chút sữa. Không đáng lo. Hãy nghĩ bé được giải thoát cơn đau. Trớ sữa ở trẻ sơ sinh là chuyện cơm bữa, và nó không nghiêm trọng như NÔN ở bé lớn. Nhiều mẹ cho ti nằm xong ngủ luôn, đêm ko ợ hơi kĩ do buồn ngủ mà đêm bé quấy khóc nhiều hơn hẳn.
2. Khi đang ợ bé khóc và uốn éo, gồng, đó là lúc hơi đang chuẩn bị lên. Hơi đi qua thì sẽ đau và làm bé khó chịu nhưng rất cần thiết, vỗ tiếp thì bé sẽ được giải thoát khỏi hơi, còn mẹ thấy con uốn éo mà ngừng thì hơi vẫn kẹt ở trong. Đây là điểm các mẹ sai lầm. Họ dừng vỗ. Ngược lại, khi con gồng đó thì mẹ tạo tiếng shhh thật to, hơi đưa người NHẸ CHẬM để con tập trung vào thứ khác và chịu cho mẹ ợ cho bong bóng hơi đi ra.
3. Việc con uốn éo khi được bế vác có thể khắc phục bằng cách: mẹ #quấn_con trước khi ợ hơi để người bé được thẳng và được ôm chặt. Hoặc Mẹ có thể thực hiện việc ở hơi ở tư thế ngồi.
Bạn ko thể biết được con có bao nhiêu bong bóng khí trong người (gas bubbles) nên bạn vỗ đến khi mãi không thấy lên mới là hết. Nếu bị nôn vòi rồng, vỗ ợ cần được thực hiện TRƯỚC VÀ CẢ GIỮA BỮA chứ ko chỉ 1 lần sau bữa. Các mẹ sợ nôn không ợ cho con, khí kẹt làm con đau đớn xong lại hỏi tại sao con em quấy. Con quấy khóc: 90% các mẹ tưởng nhầm mình đã ợ đủ, và đặt con, đi tìm nguyên nhân khác
Trích bài viết lại Page Quấn Chũn – Ôm giấc mơ con
👶👶👶TẦM QUAN TRỌNG CỦA VỖ Ợ HƠI. 👩⚕️👩⚕️👩⚕️
👶 Hơi chính nguyên nhân gây ra sự khó chịu và đau đớn cho rất nhiều em bé sơ sinh, nhưng con không thể tự đẩy hơi ra ngoài mà cần sự trợ giúp của cha mẹ, và cách duy nhất để giúp con dễ chịu hơn là cần vỗ ợ hơi cho con.
Vậy vỗ ợ hơi quan trọng như thế nào và các biểu hiện khi con đầy hơi để mẹ phân biệt với các nhu cầu khác của con là gì???
👶 khi mới chào đời, các chức năng tiêu hóa của cơ thể bé còn chưa hoàn thiện, cơ chế lưu thông khí còn kém,do đó khi ăn, khóc ,hay chỉ đơn giản là thở thôi thì con cũng sẽ nuốt phải hơi, và con cần sự trợ giúp của cha mẹ để đẩy lượng hơi thừa này ra ngoài.
Các bạn hãy nhớ lại xem mỗi lần chúng ta đầy hơi cảm giác khó chịu như thế nào, bé bị đầy hơi sẽ đau hơn rất nhiều vì không thể tự ợ hơi được, hơi sẽ làm con đau bụng, ợ nóng,đi ị phân bọt khí và bị đau rát hậu môn đấy các mẹ ạ.
Đầy hơi ảnh hưởng rất lớn đến giấc ngủ của bé sơ sinh
Ba mẹ thường mắc một sai lầm rất nguyên trọng là không ợ hơi cho con sau khi con no sữa và lim dim ngủ, mẹ sợ đánh thức con dậy, mẹ sợ con trớ ra sữa nên đặt con ngủ luôn với hy vọng con sẽ ngủ được lâu, nhưng con sẽ không thể ngủ ngon với cái bụng đầy hơi đâu mẹ ạ. Con sẽ khóc rít lên, uốn éo, vặn, để cố gắng đẩy hơi ra ngoài, lúc này, con cực kỳ đau đớn và không thể ngủ được. Một số mẹ cho con ti đêm ở tư thế nằm và ngủ luôn dẫn đến việc con quấy khóc cả đêm và cả mẹ cả con đều mệt phờ vì chuỗi ăn-khóc.
👶 Đầy hơi cũng là 1 trong những nguyên nhân chính dẫn khiến con bị biếng ăn,thậm chí là bỏ ăn. Ba mẹ hãy thử tưởng tượng mà xem, khi bụng căng chướng với đầy những bong bóng hơi,thì con không còn cảm thấy đói được nữa,hoặc chỉ ăn một chút sữa thôi cũng khiến con cảm thấy đau đớn hơn,một số mẹ thấy con đang bú mà khóc thì lại càng ép bé bú, hoặc khi con đang ngủ mà khóc, lại nghĩ do con ăn chưa đủ no thì lại cho con ti thêm càng làm tăng cảm giác khó chịu cho con.
👶 Những dấu hiệu sau đây sẽ nói cho mẹ biết bé yêu đang bị đầy hơi, mẹ cần chú ý quan sát nhé:
– Con đang ăn ưỡn cong người, khóc thét trong khi ăn hoặc sau khi ăn 15-30p. Con đang ngủ cong chân về phía bụng, gồng mình. khóc đỏ người như muốn tống hơi ra bên ngoài, con đang ăn đẩy bình hoặc nhả ti khóc.
Enzym trong dạ dày kết hợp với sữa cũng sản sinh ra hơi trong dạ dày vì thế việc vỗ ợ hơi cho bé là cực kỳ quan trọng. Cha mẹ hãy tập thói quen ợ hơi sau khi cho bé bú xong và thậm chí là giữa bữa ăn (sau mỗi 60ml sữa hoặc khi bé bú cạn một bên ngực và mẹ đổi bên ngực còn lại), để giảm cảm giác khó chịu cho con. Thậm chí, nếu bé đang bú mà nhả ti hoặc bình, và khóc lóc khó chịu, cha mẹ cần vỗ ợ hơi ngay cho bé.
👶 Mẹ cần vỗ ợ hơi cho bé sơ sinh ít nhất là 15 phút, dù bé đã ợ rồi thì mẹ vẫn cần phải vỗ tiếp vì bé nuốt phải nhiều hơi li ti chứ không chỉ một hơi là hết. Nếu bé trớ ra sữa (nhiều hoặc ít) trong khi mẹ vỗ ợ hơi cho bé thì điều này là hoàn toàn bình thường. Cha mẹ thường sợ việc bé trớ sữa ra khi vỗ ợ và không dám cho con ợ nữa, nhưng việc trớ ra được phần sữa chứa đầy những bong bóng hơi giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều và nếu bé có nhu cầu mẹ cho bé bú lại, nếu bé không có nhu cầu, mẹ có thể không cần phải cho bé ăn bù ngay lập tức đâu mẹ nhé.
Nếu mẹ đã ợ hơi thật kĩ cho con, con quấy khóc thì mẹ tìm hiểu nguyên nhân khác nhé.
👩⚕️👨⚕️ HƯỚNG DẪN BA MẸ CÁCH VỖ Ợ HƠI CHUẨN CHO BÉ SƠ SINH🤩🤩🤩
Các bạn cần lưu ý rằng, cần ợ hơi cho bé yêu sau bữa ăn hoặc khi thấy con có dấu hiện đầy hơi, bé khó chịu vặn vẹo giữa bữa ăn thì vỗ ợ sau mỗi 60ml sữa nếu bé bú bình,hoặc khi mẹ đổi bên ngực cho con. Với các bé bị trào ngược sinh lý và trớ vòi rồng chúng ta nên vỗ cả trước và trong và sau bữa ăn nữa nhé. Thậm chí khi con đang ngủ, nếu mẹ thấy con có biểu hiện đầy hơi, khóc lóc, khó chịu thì mẹ cũng bế bé lên và vỗ ợ hơi mẹ nhé.
🍼🍼🍼 Cách 1: Vỗ ợ hơi bằng cách bế vác.
Mẹ khum mu bàn tay lại, vỗ vào khoảng giữa lưng cho đến khi bé có thể ợ
thoát được hơi ra ngoài.
Mẹ ôm bé theo hướng thẳng đứng dọc theo người mẹ, tay đỡ bé từ phái
hông, mẹ hơi ngả người về phía sau,để bé có thêm điểm tự, lúc này trọng lực
của bé dồn xuống cánh tay mẹ và phần còn lại dựa vào người mẹ. Đầu bé dựa
vào bên trong hõm xương quai xanh và cổ, mẹ hơi đung đưa người để giúp bé không căng thẳng.
Đây là tư thế phổ biến được các bác sĩ nhi khoa khuyên áp dụng và khá nhiều cha mẹ lựa chọn,vì ở tư thế này con được thẳng lưng, giúp hơi đi lên dễ dàng, vỗ ợ hiệu quả do đường tiêu hoá nằm thẳng, bên cạnh đó tư thế này giúp bé có cảm giác an tâm vì được dựa vào người mẹ.
Một trong nhưng sai lầm các mẹ mắc phải khi thực hiện tư thế này đó là khi đang vỗ ợ, mẹ thấy bé khóc và uốn éo, gồng thì lại nghĩ là con không thích bế kiểu này và dừng vỗ. Nhưng không mẹ ơi, đây là lúc hơi đang chuẩn bị lên, hơi đi qua thực quản làm bé đau và khó chịu, nếu vỗ tiếp thì bé sẽ được giải thoát khỏi hơi, còn nếu ngừng thì hơi vẫn kẹt ở trong và vẫn gây đau đớn cho bé. Nếu thấy con gồng đó thì mẹ tạo tiếng shhh thật to, hơi đưa người NHẸ CHẬM, lấy tay xoa lưng con hoặc vuốt từ dưới lên trên rồi vỗ để cho bong bóng hơi đi ra.
🍼🍼🍼 Tư thế 2: ợ hơi với tư thế up mặt vào đùi người bế.
Mẹ đặt bé nằm sấp,mặt bé úp và nằm trên đùi mẹ,đầu bé dựa vào đùi và nghiêng một bên,một tay giữ chặt bé tay còn lại khum vỗ trên lưng giúp bé đẩy hơi ra ngoài.
🍼🍼🍼 Tư thế 3: ợ hơi khi ngồi
Mẹ cho bé ngồi lên đùi, đầu ngả về phía trước,ngực bé dự vào tay bạn đồng thời chính cánh tay này giữ bé ở phía dưới cằm tay bạn khum lại vỗ lưng bé hoặc vuốt mà không để đầu bé gật về phía trước.
Ở tư thế này tay người vỗ ợ cần làm điểm tựa cho con tránh làm con ngã về phía trước ba mẹ nhé.
Kết hợp với vỗ ợ hơi mẹ hãy vừa vỗ vừa xoa lưng cho con,vỗ vài nhịp thì lại kết hợp xoa lưng. Hoặc vuốt dọc sống lưng và tay hơi có lực một chút, khi nghe thấy con ợ mẹ vỗ thêm 5-10p, gần cuối mẹ vỗ nhanh hơn để đầy phần hơi nằm sâu thoát ra.
Vỗ rung kết hợp xoa lưng giúp mẹ đỡ mỏi,và con cũng có cảm giác dễ chịu hơn lúc hơi đi lên qua thực quản mẹ nhé. Ngoài các cách vỗ ợ trên mẹ có thể vừa chơi với con vừa giúp con thể dục bằng cách cầm 2 chân bé và làm như cách đạp xe, hoặc matxa bụng cho con,Trong khi vỗ ợ hơi mẹ lót một chiếc khăn sữa lên trên vai, nếu con ợ hơi và có trớ ra một chút sữa là bình thường mẹ nhé,và có thể mẹ sẽ vỗ rất lâu mà không nghe con ợ vì bong bóng hơi thoát ra trong quá trình vỗ rung và nó quá nhỏ để phát ra tiếng ợ to.
Mẹ hãy tập vỗ ợ hơi cho bé sau khi ăn xong, và vỗ ợ thật đúng cách vì điều này có ý nghĩa rất quân trọng với bữa ăn và giấc ngủ của bé. Mẹ hãy lựa chọn tư thế phù hợp để giúp bé dễ ợ và thoải mái, dế chịu mẹ nhé.
—————
Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của mẹ Chũn với hơn 6400 giờ kinh nghiệm ngủ ngon cho con. Quấn Chũn với chất liệu co giãn tuyệt đối giúp con không bị bí bách khó chịu, chất liệu thoáng mát dễ chịu cùng kiểu dáng tiện dụng và ít phức tạp nhất cam kết mang lại cho bé giấc ngủ êm đềm như khi còn trong bụng mẹ.
—————
🎉30s cho quảng cáo🎉
Cùng Chũn Cocoon giúp con tự ngủ ngay bây giờ
Danh sách đại lý quấn Chun Cocoon:
https://bit.ly/2UCsl3Y
-0 Bình luận-