BA NGUYÊN NHÂN CHÍNH MÀ CON CÓ THỂ PHẢN ỨNG CHẬM VỚI 5S
“Augie đang ngủ rất lơ mơ khi đến phòng khám để gặp tôi cho lần thăm khám định kì. Thế nhưng thời khắc tôi tháo quấn, không khí mát mẻ táp vào da, Augie uốn éo vào bắt đầu và bắt đầu gầm ghè rồi cáu khóc dữ dội. Ngay khi tôi rung rung, miệng tôi shhhh mạnh thì con nín. Nhưng khi tôi dừng lại, là con lại bắt đầu uốn éo và gầm ghè ngay. Tôi cuốn con chặt lại, để cơ thể con được ôm chặt trong quấn, nghiêng người con và đung đưa nhẹ, miệng tôi phát ra tiếng shhh to và đủ mạnh bên tai con. Chỉ vài giây sau, Augie chuyển trạng thái thư giãn….
Nhưng chỉ 10s sau đó, tiếng khóc của con lại nổi lên một lần nữa.
Liệu Augie có đang đau đớn gì? Liệu con có cần ợ hơi? Không, như một đấu sĩ đấm bốc đã kiệt sức những vẫn cố gường dậy khỏi sàn thi đấu, con đơn giản là chưa bỏ cuộc với những phản kháng từ ban đầu. Tôi cũng không bỏ cuộc, tôi tiếp tục đung đưa và shhh mạnh, Augie cuối cùng cũng đầu hàng và toàn thân thư giãn hoàn toàn, nhường chỗ lại cho giấc ngủ an yên.”
Điều này cũng có thể xảy ra với các bạn.
Những lần đầu tiên bạn thử 5S và có thể con bạn hoàn toàn lờ đi mọi nỗ lực để thay đổi, thậm chí còn khóc to hơn, kể cả khi bạn đã làm những kĩ thuật này đúng y nhưng gì đã được tôi hướng dẫn trong cuốn sách này. Bạn viết không, con cũng cần một khoảng thời gian để thích nghi với 5S nữa đó. Sở dĩ con cần thời gian là bởi:
1. ĐỂ CHUYỂN ĐỔI TÂM THẾ, VỚI TRẺ EM KHÔNG ĐƠN GIẢN CHÚT NÀO
Não bộ con non nớt của con sẽ xử lý những gì, não con sẽ lần đầu trong đời giúp con học cách thở, học cách mút – nuốt phối kết hợp với thở. Xử lí thông tin về no – về đói – về sự vận hàng của các bộ phận bài tiết tạo ra cái cảm giác kì lạ mỗi khi con tiểu, con đi ngoài. Khi con khóc, não bộ của con là quá tải, con không kiểm soát nổi chân tay và không có cách nào thoát ra khỏi trận cuồng nộ của chính bản thân, não con cũng sẽ gặp khó khan để nhận biết những gì mẹ đang làm: 5S. Nhưng thông thường cho con khoảng 2-3 phút, con sẽ nhận ra tín hiệu mà 5S mà cha mẹ đang áp dụng với con, và phản xa thư giãn sẽ dần được bật ra.
2. NÃO BỘ CỦA CON LÀ MỘT CHIẾC CPU ĐỜI CŨ, GIAO DIỆN CÁU GẮT, CẤU HÌNH YẾU VÀ CHẠY KHÁ CHẬM.
Ở mốc 4 tháng, mắt con có thể di chuyển nhìn theo khi cha mẹ đi lại trong phòng, nhưng ở những tháng đầu đời, để làm được điều này thì luôn có một chút “độ trễ”, để thông tin “ờ, hình như mình vừa thấy mẹ đi qua” được di chuyển từ bộ phận xử lí thông tin hình ảnh (trong não) tới bộ phận cơ “cơ bắp” hình ảnh: đôi mắt. Nói tóm lại là não có ĐỘ TRỄ ở tuổi sơ sinh: mẹ có thể đi qua một lúc rồi mới thấy con nhìn theo.
3. NÃO BỘ CỦA CON MÀ VÀO GUỒNG KHÓC THÌ SẼ CẦN CHỜ CHO HẾT CHU KÌ
Khi một em bé được dỗ bằng công thức 5S, bé có thể gồng lên khóc dữ dội sau khoảng 10-20 giây nín khóc. Điều này là bởi vì những căng thẳng ban đầu của con trong chu kì này hoàn toàn trước được giải tỏa hết khỏi trung ương thần kinh, như thể những trận song nhỏ cuộn lại sau một trận song thần. Vì thế, mẹ đừng bỏ cuộc. Và bạn sẽ thấy ngạc nhiên khi con sẽ khóc thêm vài phút nữa trước khi kết thúc chu kì cáu gắt và sau đó phản xạ trấn an được bật ra và dẫn đường đưa con vào giấc ngủ êm đềm.
Một khi bạn đã quen với kĩ thuật 5S, việc giải quyết những trận khóc thậm chí còn trở nên rất thú vị đấy, bạn sẽ nhận biết tốt hơn những tín hiệu khóc do đói và cảm giác được giải tỏa của bé khi thức ăn được tới gần, và những tiếng cáu gắt còn lại, bạn đã được trang bị một món võ để có thể xoa dịu nó, chính là công thức 5S mà tôi đang chia sẻ cùng các bạn đây này!
* Dr. Harvey Karp là một trong những bác sỹ uy tín, là giảng viên của Đại học nhi khoa, thành viên danh dự của tổ chức các bác sỹ nhi khoa Hoa Kì (AAP), và là tác giả của nhiều đầu sách với hàng chục triệu bản phát hành và cha mẹ tín nhiệm. Bác cũng thành viên sáng lập của tổ chức Trẻ Khỏe – Thế giới Mạnh, và trong đội ngũ của tổ chức Chống bạo Hành trẻ em.
-0 Bình luận-