Catnap, wtf!
Catnap, kẻ thù của các bà mẹ EASY.
Catnap là những giấc ngủ ngày rất ngắn, thường là chỉ kéo dài dưới 45 phút. Nhưng riêng với team EASY, thì CATNAP là từ khóa tiếng Anh bị ghét nhất của mọi group, mọi diễn đàn và mọi nhà.
Như các mẹ đã biết, trong quá trình mang thai thì con không những nhận được chất dinh dưỡng từ mẹ mà còn thừa hưởng một lố các hormone từ mẹ nữa, trong đó có cái có tên gọi là Melatonin.
Những tuần đầu khi con chào đời, khi hormone còn dồi dào thì hiện tượng phổ biến là các bé bị hỗn loạn sinh hoạt, ngủ ngày nhiều và thức đêm, hoặc ngủ li bì không tài nào lôi dậy được. Có những bé có thể ngủ đến 22h/ngày và ngủ li bì như vậy thậm chí đến vài tuần lễ.
Catnap chỉ thực tế xuất hiện ở sau 6 tuần tuổi, có thể lên đến đỉnh điểm trong khoảng 4-6 tháng và có thể đeo bám dai dẳng bé đến lớn.
Điều này là tương đối phổ biến trong thế giới các bé sơ sinh, đặc biệt các bé ăn không hiệu quả hoặc thiếu ngủ, hoặc đầy hơi hoặc sự kết hợp của các nguyên nhân trên. Dưới đây Chũn sẽ liệt kê các nguyên nhân có thể khiến bé ngủ như chuồn chuồn đạp nước và các khắc phục.
1. Bé đói
Đương nhiên, đói sẽ làm bé rất khó ngủ. Việc bé ăn không hiệu quả được đánh giá thông qua các bữa ăn quá gần nhau, bé ăn vặt, bé sai khớp ngậm hoặc sử dụng núm bình không hỗ trợ bé trong việc ăn hiệu quả.
Với các bé ti mẹ hoàn toàn, việc đúng khớp ngậm và tư thế bú thoải mái, mẹ đủ sữa là chìa khóa đầu tiên và tiên quyết nhất để đảm bảo bé ăn no, không đầy hơi và do đó có đủ năng lượng để có thể trải qua khoảng thời gian thức và một giấc ngủ đủ dài, có chất lượng.
Với các bé ti bình, loại bình – tốc độ chảy của núm và tư thế bé ăn cũng đóng góp rất lớn vào chất lượng giấc ngủ của con. Ngoài ra, cha mẹ cho con ti bình cũng cần lưu ý để khi bé ăn no nhả núm thì trong bình vẫn CÒN THỪA SỮA, điều này để đảm bảo bé ăn no chứ không phải ngừng ăn do thiếu sữa/hết sữa.
Khi các bữa ăn quá gần nhau, hay con gọi là ti vặt, vô hình chung cũng tạo thói quen là bé ăn sau những quãng ngắn của ngày, do đó nhiều bé cứ 1-2h phải ăn một lần và sẽ không có giấc ngủ nào dài quá 2h mà không dậy đòi ăn. Tùy theo lứa tuổi và cân nặng mà khả năng tích trữ năng lượng của các bé là khác nhau, và khi ăn no các bé có thể giữ khoảng cách giữa các bữa ăn khoảng 3-4h, lúc này bé mới không bị những cơn đói hay thói quen ăn vặt hoành hành làm gián đoạn giấc ngủ.
Một số mẹ cho bé ăn ngay khi ngủ, với hy vọng con ăn no hơn trước khi vào giấc. Tuy nhiên đều này lại dẫn đến nguyên nhân tỉnh giấc số 3 và số 5 mà Chũn tôi sẽ giải thích ngay dưới đây. Các mẹ cùng đọc tiếp nhé.
Giải pháp cho nhóm nguyên nhân này là tập đúng khớp ngậm, chọn bình – núm giúp con ăn hiệu quả, duy trì thói quen ăn cách bữa với khoảng cách phù hợp với tuổi của bé (3-4h)
2. Bé bị quá mệt – hay chưa đủ mệt: sai thời gian thức
Khi các bé bị quá giấc, thường ở giai đoạn thứ 4 của chu kì ngủ 5 giai đoạn của trẻ sẽ bị gián đoạn. Khi chuyển từ giai đoạn ngủ sâu sang giai đoạn ngủ nông và REM kế tiếp, do bé bị mệt nên quá trình chuyển giấc không thực hiện nhịp nhàng, não bị ức chế và do đó con tỉnh giấc, ngái ngủ, muốn ngủ tiếp mà không thể nào chuyển sang được giai đoạn 1 của chu kì tiếp theo. Đây là hiện tượng phổ biển của các bé bị thời gian thức quá dài, quá mệt.
Ngược lại, với thời gian thức quá ngắn, bé chưa đủ mệt để ngủ và nối tiếp các giai đoạn ngủ một cách nhịp nhàng, bé thưởng tình dậy ở mốc 45 phút, khi kết thúc hết một chu kì ngủ.
Ngưỡng buồn ngủ của con sẽ đến theo chu kì, và chu kì thứ nhất đến sau 45′, chu kì thứ 2 lại sau 45′ và sau đó là mỗi 30′ có một ngưỡng buồn ngủ. Do đó nhiều mẹ thấy con mới thức được 45 phút đã quấy nhặng lên và đòi ngủ, nhưng lại ngủ rất không ngon…
Với trẻ 8-9w, sự phát triển thần kinh cho phép con thức 2-3 chu kì = 1h30-2h thức thì mới đi ngủ. Nếu cho ngủ sớm, khi con chưa đủ mệt thì con ngủ rất ngắn và điều này sẽ khó khắc phục HƠN NHIỀU so với giữ con thức. Một số bé có thể vẫn ngủ đủ 2h nhưng thời gian thức ngắn quá dẫn đến con thức đêm, dậy đêm nhiều lần. Đó là lí do con cần thức một khoảng thời gian ứng với sự phát triển về tinh thần của trẻ, thì mới có thể ngủ ngày một giấc có chất lượng được.
Giải pháp với các bé catnap do nguyên nhân này là đi tìm waketime tối ưu. (Bạn xem thêm lịch sinh hoạt phù hợp với giai đoạn – lứa tuổi của bé trên app hoặc trong sách).
3. Bé đau đớn do bị đầy hơi
Ngoài nguyên nhân đói rỗng bụng không ngủ nổi thì đầy bụng, đau bụng cũng làm các bé thức giấc quá sớm, hoặc không thể vào giấc nổi.
Ợ hơi cho bé
Kể cả khi mẹ có biết cách ợ hơi đúng, thì mẹ cũng cần nhớ rằng, quá trình tiêu hóa thức ăn của bé là quá trình mà enzyme dạ dày có phản ứng với thức ăn và luôn tạo ra khí gas, do đó gas hoàn toàn không thể triệt tiêu hết được.
Còn nếu bạn chưa biết cách ợ hơi ư? Chũn tôi có một tin buồn cho bạn, đó là không những con đau bụng khi thức, khi ngủ mà còn đau khi ăn và khi ị nữa. Đầy hơi đau bụng là nguyên nhân khổ sở nhưng phổ biến nhất ở các em bé sơ sinh, những con người bé nhỏ với hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện.
Giải pháp cho nhóm nguyên nhân này là Ợ HƠI ĐÚNG – Ợ HƠI THẬT KĨ – WINDDOWN và kể cả khi tỉnh giấc và nghi ngờ con bị đầy hơi, mẹ có thể ợ hơi kĩ để giải thoát cơn đau có bé trước khi đặt con lại vào môi trường ngủ, mẹ nhé.
4. Môi trường ngủ – điều kiện ngủ không hoàn hảo
Như đã nói ở trên, 6 tuần đầu sau sinh con được thừa hưởng melatonin từ mẹ nên con có thể ngủ mọi nơi, mọi lúc, mọi điều kiện ánh sáng và kể cả giật mình người bay lên mây con vẫn có thể ngủ ngon.
Từ 6 tuần, bé sẽ phải tự thân đưa mình vào giấc ngủ nhiều hơn, cơ thể phải tự vận hành, não sẽ tiết melatonin để giúp bé buồn ngủ và ngủ ngon. Lúc này các yếu tố môi trường lại đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc duy trì giấc ngủ của con.
Melatonin là hormone mà não tiết ra khi cơ thể bé trong môi trường tối và nhiệt độ dễ chịu (trong khoảng từ 19-24 độ C). Ở 6 tuần tuổi, nhiều bé đã bắt đầu nhìn thấy ánh sáng, và có thể nhìn xa hơn: 40-60cm; do đó nếu môi trường ngủ không đủ tối, hay có nhiều yếu tố làm phân tán, con có thể nhìn ngắm cả buổi mà không đi vào giấc ngủ được.
Ngoài ra, khi cơ thể bị nóng thì tại chu kì REM, não sẽ đưa tín hiệu nguy hiểm – tăng thải nhiệt – tăng nhịp tim với cơ thể, và làm bé tỉnh giấc.
Tiếng ồn ban ngày cũng có thể làm tác nhân làm bé tỉnh giấc, đó có thể là tiếng xe máy, tiếng nồi niêu, tiếng mẹ nói cười hay quét dọn. Tại mốc 6 tuần, dịch ối trong tai của bé cũng khô dần, do đó bé có thể cảm nhận tốt hơn về âm thanh và có thể nghe thấy cả những tiếng động nhỏ nhất và tỉnh giấc nếu trong giai đoạn REM/ngủ nông.
Ở giai đoạn này, phản xạ Morro vẫn con đang hiện hữu và thậm chí còn phát tác khá mạnh, kết hợp với thiếu hormone ngủ ngon nên việc giật mình này làm bé hoàn toàn tỉnh giấc và những cú phản xạ tự nhiên này gián đoạn và cắt ngắn những giấc ngủ ngày của bé liên tục. Do đó hiện tượng thường thấy là con giật mình, đập tay vào mặt, tỉnh giấc, khóc và không tài nào vào lại giấc được nữa
Giải pháp cho nhóm nguyên nhân này là duy trì môi trường ngủ của con thật tối, với nhiệt độ lí tưởng 19-22 độ, con được quấn và dùng whitenoise để xóa tiếng ồn.
Các mẹ có thể tìm hiểu thêm về môi trường ngủ lý tưởng của trẻ sơ sinh tại link sau đây
5. Bé không có khả năng vào giấc – chuyển giấc do ngủ phụ thuộc vào các yếu tố ngoại lai.
Quay lại với một số mẹ tìm cách cho ăn để ngủ ở nhóm nguyên nhân số 1, với ý đồ là bé sẽ ăn no hơn để ngủ lâu hơn. Và đây cũng là cách phổ biến mà rất nhiều mẹ đang làm.
Cách làm này sẽ ổn nếu con ăn xong con được ợ hơi thật kĩ, thậm chỉ có thể hơi tỉnh lại và được đặt vào môi trường ngủ khi vẫn còn chưa ngủ hẳn. Đây chính là cách mà các bà mẹ EASY thực hành với bữa ăn cuối cùng của ngày, trước khi bước vào giấc đêm.
Cách này sẽ không ổn nếu chưa ăn đủ no bé đã ngủ tít, nhất là với các ông con chỉ bú mỗi bầu sữa đầu đầy oxytocin, sau đó được mẹ đặt luôn mà không được Ợ HƠI KĨ và ngủ tít như thể bị hôn mê. Nhưng, lại một chữ NHƯNG rất to, khi hết tác dụng của oxytocin này hay khi hơi gas đẩy lên thì boss lại dậy gào trong cáu kỉnh và đau đớn. Và với các boss không biết đi vào giấc ngủ, kể cả ngủ tốt và không bị đầy hơi quấy rầy thì đến lúc chuyển giấc lại cần cái ti/cái bình thân thương ấy để dỗ ngủ. Hậu quả là ngày ăn 10 bữa, không bữa nào ăn no hay ăn ra hồn, đêm cũng dậy ngần ấy lần vì cứ chuyển giấc là cần ti. Những người anh hùng ngậm ti cả đêm thì không thể ngủ tốt, ngủ trọn giấc nên càng quấy cả ngày và đêm. Ăn không hiệu quả kèm ngủ không hiệu quả, hậu quả là chậm tăng cân và quấy khóc đến nỗi bao lần đốt vía vẫn không ngoan hơn.
Một nhóm các bé khác có thể không cần dùng ti mà chỉ cần bế hoặc ru là cũng ngủ, nhưng mỗi lần đặt là như đặt bom và 30 phút sau tỉnh dậy, bé lại cần chính bàn tay ấy, lời ru ấy làm mồi để con chuyển giấc sang chu kì ngủ mới. Đó là các em bé không biết tự ngủ.
Đối với nhóm nguyên nhân này, giải pháp là dạy bé tự ngủ. Dạy thế nào, mời các mẹ tham khảo tại đây:
6. Bé vào ww – Bé ốm
Chu kì ngủ của các bé sơ sinh là 30-40 phút, vào các chu kì ngủ động – ngủ nông – rem, nếu cơ thể có tín hiệu bất thường thì não sẽ đưa tín hiệu báo động và làm con tỉnh giấc.
Vì thế, khi ngạt mũi, đau ốm hay khi vào ww con đang miệt mài học kĩ năng thì chu lì REM của bé thường xuyên bị gián đoạn, và đây cũng là nguyên nhân gây catnap cho bé.
Nhóm nguyên nhân này không có giải pháp, cha mẹ theo nhu cầu con hoặc hỗ trợ giúp bé chuyển giấc qua những giai đoạn phát triển hoặc gặp khó khăn này.
Một lưu ý nho nhỏ về giai đoạn 6-8 tuần quấy khóc kinh hồn:
https://hachun.vn/khuyen-khich-be-tu-ngu-luc-nao-la-ly-tuong-nhat/
7. Sự phát triển của chu kì ngủ chưa hoàn thiện
Mỗi chu kì ngủ của trẻ sơ sinh kéo dài 30-45 phút bao gồm 20 phút đầu là ngủ nông, tiếp đó là 10 phút ngủ sâu và sau đó lại tiếp nối bằng 15 phút ngủ nông trước khi chuyển tiếp sang chu kì ngủ tiếp theo.
Cũng cần ghi nhớ thêm rằng giai đoạn 8-18w là giai đoạn phát triển nghe nhìn, con tiếp nhận nhiều thông tin quá (nghe thấy âm thanh tốt hơn do dịch ối trong tai khô dần, nhìn xa hơn và nhìn được màu sắc, khuôn mặt, cử chỉ và môi trường), cho nên khi vào chu kì REM con được học ghi nhớ nhưng thông tin này, não quá tải và làm cho REM rất mạnh, đẩy con ra khỏi giấc ngủ nên con không nối giấc được.
Với các bé chưa thể điều tiết melatonin hay đang ở những giai đoạn nhạy cảm này của quá trình phát triển não bộ thì catnap là không thể tránh được và giải pháp là KHÔNG CÓ GIẢI PHÁP.
Chữa catnap theo nhóm tuổi
- Với nhóm 0-6 tuần, catnap có thể khắc phuc qua ăn hiệu quả, ợ hơi thật kĩ và thiết lập môi trường ngủ lí tưởng
- Với nhóm 6-16 tuần, catnap có thể khắc phục qua ăn hiệu quả, ợ hơi kĩ, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp (cú huých cứng nhắc trong 5 ngày), hướng dẫn tự ngủ với 4S5S + nút chờ.
- Với nhóm trên 16 tuần catnap có thể khắc phục qua cắt ăn đêm, cho ăn ngày hiệu quả, duy trì môi trường ngủ lí tưởng, EASY phù hợp và hướng dẫn tự ngủ.
Lưu ý: Vào khủng hoảng ngủ, thì việc ngủ là cực kì hên xui và thường xui nhiều hơn hên nên catnap là thực tế của cuộc sống.
Chúc các mẹ vững vàng vượt qua!
NÚT CHỜ VÀ CHƠI TỰ LẬP
Đây chỉ là giải pháp chữa cháy chứ chưa hẳn là nguyên nhân gốc của catnap. Đây là việc cha mẹ cho con thói quen được ở trong môi trường ngủ và nếu con còn mệt thì con có khả năng tự ngủ lại khi chuyển giấc. Nút chờ ở các mốc tuổi khác nhau cũng là khác nhau, hãy xem thêm app Easyone hay sách Nuôi con không phải là cuộc chiến để biết thêm chi tiết
-22 Các bình luận-
Cho em hỏi cú huych cứng nhắc trong 5 ngây là sao ạ, em đang tìm cách chữa catnap cho con ạ
Nếu bé đã được kiểm tra việc ăn hiệu quả và ợ hơi đúng kĩ thuật, wt đúng và kĩ thuật 4s 5s của mẹ chuẩn, cũng như có môi trường ngủ lí tưởng thì mẹ có thể áp dụng Cú Huých mẹ nha.
Cú Huých được viết trong cuốn EASY – trình tự sinh hoạt cho bé sơ sinh, Nuôi con không phải là cuộc chiến – Thái Hà Books.
Cảm ơn chị vì bài viết rất chi tiết.
Cho em hỏi một xíu là em đang áp dụng easy 3 cho em bé. Hiện tại đang bé nhà e cũng đang catnap. Con em đang chuản bị sang 9 tuần tuổi. Vậy em chuyển hẳn sáng easy 4 hay phải thực hiện cú Huých cứng nhắc 5 ngày
Em cảm ơn chị ^^
chị cho em hỏi . bé nhà em 21w và đang theo easy 234 . wt 8’5h-9h một ngày nhưng sao đêm bé vẫn hay thức chơi ạ . mong chị t . cảm ơn chị
Bé 21 tuần vào lịch 234 là quá sớm em ạ. Bé dậy đêm có thể do overtired do thức quá sức.
Chị cho em hỏi ạ, bé nhà em đang ở tuần thứ 25, em mới chuyển qua lịch 234, ngày con ngủ rất ngoan, 1,5-2h 1 giấc nhưng đêm thì hay dậy khóc và bố mẹ phải can thiệp khá lâu mới ngủ tiếp được thì cần chữa như nào ạ? Mong chị trả lời. Em cảm ơn chj
Chào mẹ, xin lỗi mẹ Chũn đã trả lời muộn. Hachun trả lời thắc mắc của mẹ qua bài viết sau đây: https://hachun.vn/day-som/
Chúc mẹ sớm tìm ra giải pháp.
Bé nhà em 5w, ngủ ngày hôm thì ngủ từ giấc này sang giấc khác, làm sao cũng k dậy. Hôm thì ngủ được 30p đã dậy – liên tục như vậy cả ngày. Em áp dụng CIO khi nào thì được ạ! Giữa giấc mà em ấy dậy thì em áp dụng nút chờ bao lâu ạ!
Chị ơi. Bé nhà em 5w có dấu hiệu ngủ, em đặt vào cũi rồi đi ra. Bé khóc dữ lắm. Tương tự bé chuyển giấc không được cũng khóc. Vậy mỗi lần vậy em chờ bao lâu thì vào kiểm tra ạ! Em thực hiện trước 1 ngày, bé khóc đến cả 1h vẫn không ngủ ạ. Chị giúp em với
Mẹ ơi bé 5w chưa thể CIO được mẹ nhé. Mẹ cần làm các bước ăn hiệu quả, vỗ ợ hơi đúng và đủ, sau đó mới tới duy trì thời gian thức hợp lí.
Các bước này mẹ có thể tham khảo tại cuốn Cẩm nang Chăm sóc bé sơ sinh.
Mẹ ơi, Chũn chắc chắn là các bước chuẩn bị của mẹ chưa ổn. Mẹ quay clip bé ăn, mẹ vỗ ợ cho bé, video mẹ quấn bé + môi trường ngủ và một lịch mẹ đang theo (dù có thể rất hỗn loạn) qua fb để được hỗ trợ kịp thời nhất mẹ nhé. Bé 5w thời gian khóc tối đa là 3 phút mẹ nhé. Mong chờ tin mẹ.
Chị ơi. Bé em 12w đêm bé dậy nhiều lần. Những lần bé khóc em áp dụng nút chờ 5p. Bé vẫn khóc em cho Ti mẹ thì bé ngủ lại. Rem sáng 4-5h. Nhưng 4h em vẫn cho bé bú. Qua 5h thì em ráng cho bé tới 6h thì bú. Nhưng bú xong bé ngủ lại 30p. K ngủ đc thì quấy kinh khủng. Sáng catnap thường xuyên. Dù bé thức tới 1h30p là khóc đòi ngủ
Vậy mẹ cần xem lại lịch sinh hoạt mẹ nhé, vì bé 12w sleep pressure cần để bé ngủ đêm liền mạch đòi hỏi bé cần thức mỗi lần 2h vào ban ngày đó. Ngoài ra mẹ kiểm tra lại kĩ năng tự ngủ của con, mẹ nhé
chị ơi bé em đuợc 4 tháng 10 ngày . em đang đọc 3 quyển nuôi con không phải là cuộc chiến ạ. nhưng ko áp dụng thành công việc chữa catnap cho bé ạ. ban ngày bé ngủ ngắn tầm 30-40p là dậy rồi thức khoảng 1,5-2h lại đòi ngủ nhưng ngủ vẫn ngắn ạ.Ban đêm có lúc bé ngù ngon có lúc cũng trằn trọc ạ không biết nhu vậy kéo dài có ảnh hưởng tới sức khoẻ bé ko ạ
Bé 4m cần áp dụng cú huých để giúp con vào lịch sinh hoạt với ăn ngủ hiệu quả thì có thể catnap sẽ giảm mẹ ạ. Catnap là do bé không chuyển giấc tốt được, mẹ cần xem lại các yếu tố ăn hiệu quả, lịch sinh hoạt phù hợp và môi trường ngủ lí tưởng để giúp con có thể chuyển giấc nhịp nhàng hơn
Chị ơi con e được 12w làm thế nào để chữa hết catnap ban ngày bé thắt tầm 30’,45’ là dậy khóc rân
Bé 12w là bắt đầu vào giai đoạn trưởng thành của các chu kì ngủ, mẹ chữa catnap thì đi theo check list từ ăn hiệu quả, vỗ ợ và đảm bảo môi trường ngủ thân thiện, kèm lịch sinh hoạt phù hợp với độ tuổi (lúc này nhiều bé chuyển EASY4). Sau đó mới sử dụng các phương pháp kéo dài giấc ngủ mẹ nha
Cio with check bứ bao nhiêu tuần thực hiện đc ạ. Hiện con e đang 8w sợ khóc 10p nhiều ảnh hưởng não bộ vì trước đó e đã áp dụng nút chờ 5-7p trong 1 tuần nhưng k thành công mặc dù trươcs đó vài nap bé có thể tự chuyển giấc như vào ww8 bé k chuyển được nữa nên e muốn sd cio wich check
Chào mẹ, bé 8w chưa thể thực hiện được CIO có check. Trước tiên, mẹ cần đảm bảo các bước ăn hiệu quả, vỗ ợ đúng và đủ, quấn đúng và con có môi trường ngủ an toàn đã mẹ nhé. Khi các bước này đã thỏa mãn thì mẹ có thể áp dụng 4S 5S kèm với các block chờ để giúp con tự ngủ theo hướng dẫn mẹ nha.
Hi chị
Bé nhà em được 7w tính theo dự sinh, 8w theo thực sinh.
Bé đang theo easy 3.5
Chị cho em hỏi: Khi bé bị catnap, thực hiện nút chờ 5’, bé ko vào giấc lại được nên em vào hỗ trợ ti giả, white noise là bé ngủ lại. Tuy nhiên, sau khi đc hỗ trợ lần 1 thì có lúc bé ngủ đc 5-10’ là lại dậy khóc to, có lúc được 30-45’, có lúc được hết cữ ngủ. Chị cho e hỏi khoảng cách về thời gian thực hiện nút chờ lần 1 và lần 2, lần 3 … là bao lâu ak?
Bởi nhiều khi hỗ trợ xong bé ngủ rồi nhưng chỉ vài phút sau là đã khóc to rồi. Lúc đó sẽ thực hiện nút chờ lần 2 hay hỗ trợ bé luôn ạ?
Với bé 7w mẹ chỉ chờ 1 lần duy nhất và hỗ trợ bé đến khi con ngủ lại được mẹ nhé. Tuy nhiên ở giai đoạn này, để tự ngủ thành công mẹ cần quan tâm đến việc ăn hiệu quả và vỗ ợ thật kĩ, đồng thời đảm bảo môi trường ngủ lí tưởng. Thời gian thức tối ưu của giai đoạn này là 90-120′ mẹ nha.
Con em 8w 15d bé bị catnap ngày bé ngủ chỉ 30p-45p là thức và k thể ngủ lại đc. E nên áp dụng nút chờ k ạ hay nên sd ti giả cho bé