Những khủng hoảng ngủ
Khủng hoảng ngủ đầu đời của bé:
Khủng hoảng ngủ hay sleep regresssion, nói nôm na là một sự thụt lùi trong khả năng ngủ và chất lượng giấc ngủ của bé. Ví dụ một em bé đã biết tự ngủ, bỗng nhiên mỗi khi vào giấc là gào khóc. Ví dụ như một em bé đã ngủ xuyên đêm bỗng dưng dậy đêm chục lần. Hay những em bé đang ngủ ngày tốt, bỗng dưng catnap: chỉ ngủ 30′ rồi tỉnh dậy và không tài nào đưa mình vào giấc ngủ lại nữa. Tuy nhiên, trong bài viết này chúng ra sẽ bàn để những khủng hoảng nho nhỏ mà có ảnh hưởng đến ăn – tâm tính của bé nữa. Mình tạm gọi nhà những cuộc khủng hoảng nhỏ nhé.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình sẽ bàn đến 4 cuộc khủng hoàng nhỏ: 6-8 tuần, 4 tháng, 7-9 tháng và 11 tháng.
KHỦNG HOẢNG NGỦ 6-8 TUẦN
Thực ra các khủng hoảng ngủ trong các sách về phát triển trẻ em chưa thực sự bát đầu cho đến khi bé được 3 tháng tuổi. Tuy nhiên, trong nhiều năm theo sát các cha mẹ về bữa ăn và giấc ngủ thì mình thấy các cha mẹ có trải qua một giai đoạn đỉnh điểm hoang mang: đó là giai đoạn khủng hoảng đỉnh điểm của cáu gắt – khóc hờn, khó và giấc đêm kèm nôn trớ rất kì lạ ở các bé 6-8 tuần tuổi. Vì thế, mình coi đây là cú sốc đầu tiên của cả bé và cả của gia đình, đánh dấu một thời điểm thay đổi về trao đổi chất và bắt đầu cho sự thích nghi của bé với môi trường ngoài bụng mẹ.
Tuần này mình thường gọi vui là kết thúc sống thử – hết tuần trăng mật. Lúc này sẽ là tuần vỡ mật. Đùa đấy, nhưng chúng ta cùng tìm hiểu các nguyên nhân để có thể hiểu và thông cảm hơn cho em bé của bạn nha.
Nguyên nhân thứ nhất:
SINH SỚM và SHOCK MÔI TRƯỜNG. Như các bạn đã biết, trong quá trình mang thai con được mẹ ôm chặt trong bụng, nằm chổng ngược đầu chúi xuống đất, trạng thái không trọng lượng và được nghe tiếng ồn 24/7 tiết ra từ cơ thể mẹ, con chẳng phải ăn – ị – thở hay làm gì, mọi điều đã được mẹ bao thầu hết thông qua cuống rốn. Và các nhà nhân chủng học quan sát và cho rằng: loài người được sinh sớm, sinh khi con con chưa sẵn sàng. Sẵn sàng ở đây là nói đến độ trưởng thành để sinh tồn các bạn nhé. Ví dụ như ngựa – bò mới sinh được mấy phút đã có thể đi, trong khi em bé nuôi 1 năm mới biết đi ấy nhỉ. Hay bạn nào nuôi pet sẽ thấy mấy em pet mới sinh có khi còn chưa mở được mắt mà có thể di chuyển để tự tìm ti mẹ rồi, trong khi em bé sơ sinh dù có sinh ở 40 tuần, sữa dâng tận miệng có khi còn nhè ra. Chính vì sự chưa trưởng thành về mặt thần kinh này mà con sẽ cần quá trình thích nghi với môi trường bên ngoài chậm và dài hơn. Tác giả nổi tiếng nhất trong việc áp dụng tái tạo môi trường bào thai, nhằm “giảm sốc” cho con này là BS Harvey Karp, với công thức 5S được áp dụng phổ biển ở Mỹ và trên toàn thế giới. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết đến công thức này, nên ở môi trường bên ngoài lạ lẫm, thênh thang và yên ắng, như một người đi du lịch lâu ngày mới được về nhà, bé sẽ shock môi trường, và con sẽ thể hiện thông qua tiếng khóc. Đây là nguyên nhân thứ nhất. Một cú shock!
Nguyên nhân thứ 2:
Mất cân bằng nội tiết/hormone. Nào mình cùng nghĩ lại về em bé trong bào thai nhé. Lúc đó, ngoài các dưỡng chất mẹ truyền sang con thì mẹ còn cho con cả các chất hóa học hữu cơ mà ta hay gọi là Hormone. Hormone này giúp chúng ta điều tiết quá trình trao đổi chất, tâm trạng và thay đổi trạng thái thần kinh nữa. Các mẹ có thể nhớ đến giai đoạn mẹ mang bầu, mẹ thay đổi nội tiết, không những mặt nổi mụn mà mẹ còn được bonus thêm đau bụng, buồn nôn, nôn nghén lên nghén xuống nữa. ĐÓ LÀ SỰ THAY ĐỔI VÀ MẤT CÂN BĂNG HORMONE. Điều này bạn cứ nhân qui mô lên vài chục lần, nó sẽ cho bạn cảm giác của bé. Hiện tượng thường thấy ở giai đoạn này là BÉ NÔN VÒI RỒNG, kể các những bé không nôn bao giờ luôn. Và điều này càng làm mẹ và gia đình hoang mang.
Nguyên nhân thứ 3-: cũng lại tự hormone tiếp,. đó là sự thiếu hụt của melatonin, hormone ngủ ngon. Bây giờ quay lại em bé sơ sinh: thời điểm sinh ra con có dự trữ hornome này trong cơ thể. Và các lượng hormone này sé được con “tiêu xài”dần trong 6 tuần đầu đời. Đương nhiên, con cũng được “nạp thêm” hormone ngủ ngon thông qua sữa mẹ. Nhưng một người mẹ thiếu ngủ thì lượng hormone này mẹ gửi gắm cho con cũng không nhiều. Đến 6 tuần thì melatonin, hormone ngủ ngon trong con thì cạn kiệt, mẹ cũng truyền sang cho bé ít hơn do mẹ cũng thấm thía “mất ngủ” rồi. Thiếu phụ gia giúp ngủ ngon này, con sẽ khó ngủ. Em bé mà khó ngủ thì chỉ có cách là thức và khóc thôi. Nên giai đoạn 6-8 tuần các mẹ sẽ thấy con chỉ gào khóc mà không chịu ngủ là vì thế. Bé tự tiết được ra hormone này ở khoảng 9 tuần từ dự sinh.
Thứ 4 nhưng là nguyên nhân to nhất: đó là bé đầy hơi. Vốn di thay đổi hormone đã làm con đầy chướng rồi, nhưng ở mốc 6 tuần, lực mút mạnh hơn, con có thể ăn nhanh hơn mà nếu được ăn một núm bình không hiệu quả, bình thoát khí kém, hay bé ti mẹ mà không có khớp ngậm chuẩn thì cộng hưởng với thay đổi hormone, bạn sẽ có một em bé siêu đầy chướng, nôn trớ và mình đảm bảo không có em bé nào khóc to bằng 1 em bé đầy hơi luôn. À, có trừ em Nếp, Nếp thì không những đầy hơi nhưng Nếp là em bé cáu kỉnh và Nếp khóc theo giờ hành chính: từ 7h sáng tới 5h chiều, không nghỉ tẹo nào, khóc trên mọi địa hình và mọi không gian luôn.
Nguyên nhân cuối cùng, bên cạnh các bé sơ sinh có tuần trăng mật ngủ xuyên biên giới thì có rất nhiều em bé bị thiếu ngủ, có bé thiểu hẳn 6h ngủ mỗi ngày, tích lũy lại sau 1 tháng đã lên tới 180h ngủ và nghỉ ngơi…Các bé bị căng thẳng thần kinh tột độ và do đó, vào tuần 6-8, khi khả năng thức đã cạn kiệt thì con sẽ CHO CẢ NHÀ BIẾT THẾ NÀO LÀ LỄ HỘI NHÉ. Mình gặp không ít bậc cha mẹ chu đáo ru con ngủ, mà ru hoài con không ngủ luôn, có bạn ru 2h từ bữa sữa nọ sang bữa sữa kia. Bạn đó sau này là khách hàng của mình, và nói thật là mình khuyên bạn đủ 5S, đặt con xuống cũi và đi ra ngoài, các bạn có tin không, em bé đó ngủ ngay sau 5 phút. Bạn đó bây giờ đang là một khách hàng VIP của em bé easy khi sinh bé thứ 2 luôn.
Như vậy, túm mấy nguyên nhân trên thì nếu ở 6-8 tuần mà bạn có trong tay 1 em bé thiếu ngủ, cáu gắt và khóc khá là ối giồi ôi đấy, và phổ biến hơn nữa là hiện tượng nôn vòi rồng. Nên với các mẹ nào mà chưa đên giai đoạn này thì chuẩn bị tinh thần nhé. Kinh nghiệm của mình thì thấy trong cái rủi có cái may, rất nhiều mẹ học cho con ợ hơi hiệu quả, học ăn no thậm chí giúp con tự ngủ và thiết lập luôn được lịch sinh hoạt tương đối ở giai đoạn này. Và thế là hết khủng hoảng là mẹ thừa hưởng nguyên các tuần nắng đẹp sau đó: ăn no – ợ kĩ – tự ngủ và ngủ tì tì đủ thời lượng luôn
Sai lầm thường gặp:
Thông thường ở giai đoạn này cha mẹ rất mới mẻ nên sợ mọi thứ:
– Sợ con trớ mà không dám cho ăn, mặc dù ăn ít cũng trớ, và ăn ít bữa trớ ít bữa, ăn nhiều bữa trớ nhiều lần hơn
– Nhiều gia đình con đã thiếu ngủ, và ngủ ngày cày đêm thì lại còn mong muốn cắt bớt ngủ ngày để đêm ngủ, làm tệ hơn tình trạng thiếu ngủ của bé. Một số khác thì cho con ngủ bù nguyên ngày mà không có thời gian thức phù hợp với độ tuổi thì ôi thôi, lẫn lộn ngày đêm đến tận 3-4 tháng vẫn không hết. Các mẹ nhớ nhé, tầm 6 tuần là mẹ có thể nhẹ nhàng điều chỉnh cho con vào chuẩn chỉnh các block ngủ ngày đêm ổn rồi.
– Một nguyên nhân nữa là các gia đình KHÔNG hiểu bản chất của giai đoạn này, không hiểu và coi nhẹ việc ợ hơi nên khi làm hoặc không đúng kĩ thuật, sơ sài cho có, hoặc khi ợ bé ọc lên một chút sữa cùng với hơi (thực ra là con được giải thoát khỏi con đau nhé), nhưng gia đình xót cháu nên thôi, bỏ ợ hơi luôn. Hậu quả là em bé gắt, cáu, khóc cong cả lưỡi uốn éo cả người, ngủ một tẹo đã dậy. Thành ra ăn ít và ngủ không đủ làm mọi thứ lại trầm trọng hơn.
Còn một số gia đình có may mắn được hỗ trợ từ người hướng dẫn thì lại ở một thái cực khác. Mình có hỗ trợ một gia đình, mà rõ ràng chính ợ chuẩn, ăn tư thế, ngậm bình cũng rất ok, các kĩ thuật mẹ làm rất đúng mà không hiểu sao con vẫn khóc, khóc từ sáng tới chiều. Cuối cùng, mình mới ngã ngửa ra là mẹ toàn ghi chép cộng dồn các mẹ ạ, con ăn 3 lần mỗi lần 20ml nhưng mẹ ghi thành 1 lần. Và thực tế em bé ăn liên miên, ăn vặt và luôn khóc vì đói. Chưa kể ngậm ti mẹ còn sai khớp ngậm nữa. Nên khi các mẹ mà không cung cấp đầy đủ thông tin, chính những người hướng dẫn là khổ nhất, vì bị rối tinh trong một mớ thông tin không chính xác.
Một số mẹ thì thiếu nhất quán, vì giai đoạn này khá mới, mẹ chưa xác định được con ăn bằng cái gì, tập ợ tư thế nào, giấc nào quấn giấc nào không, nên thậm chí có người hỗ trợ nhưng thiếu sự nhất quán, và ngại gửi video sửa lại thì cũng rất khó mà đi vào quĩ đạo nổi.
Một sai lầm mình thấy nhiều nhất ở giai đoạn này là sự lạm dụng các phản xạ tự nhiên của bé. Như các bạn đã biết, bé sinh ra có những phản xạ tự nhiên sinh tồn trời phú, đó là phản xạ gốc (há miệng to tìm thức ăn) và phản xạ mút (là cứ có cái gì chạm hàm trên của bé là bé sẽ mút. Nên nhiều gia đình hoặc bỏ qua phản xạ gốc, bằng cách nhẹ ti – chọc thẳng núm bình vào miệng con, và không kích thích bú nên sau 3 tháng con mất phản xạ sinh tồn này thì cũng không có thói quen ăn chủ động. Chính vì thế mà mẹ sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc cho bé ăn ở các giai đoạn sau, đặc biệt là ở khủng hoảng 4 tháng đấy!
Giải pháp:
“Tầm này thực ra mọi thứ con rất mới mẻ, các bạn học cách cho con ăn chủ động, tìm cách tạo phản xạ có điều kiện dần thay thế phản xạ tự nhiên: bằng cách chờ bé há miệng to đón bình, bằng cách massage khi ăn để bé có thói quen ăn no là chuẩn chỉnh rồi. Lý tưởng nữa là mẹ biết ợ hơi chuẩn, hiệu quả và đủ thời gian là em bé sẽ đỡ biết bao nhiêu khó chịu.
Mẹ nào chu đáo hơn, có thể tìm hiểu và thực hiện 5S, quan sát tín hiệu ngủ của con, hoăc nếu có chuyên viên tư vấn thì các bạn sẽ hướng dẫn mẹ vào 9 tỉ cái lịch EASY3,5, ứng với thời gian thức phù hợp nhất của bé thì các bạn vượt khủng hoảng này nhẹ nhàng như một cuộc dạo chơi trong công viên thôi! Để lúc nào rảnh hơn mình sẽ KỂ CHUYỆN ÁP DỤNG 5S nhà em NẾP nhé!
Ngoài ra, nhiều bé vào giờ witch-hour, rất phổ biến ở giai đoan này thì mẹ có thể clusterfeed: cho ăn tích lũy vì từ đây bé bắt đầu có những giấc đêm dài và rõ rệt ngủ ngày và ngủ đêm hơn đó mẹ nha”
KHỦNG HOẢNG 4 THÁNG
Khủng hoảng 4 tháng là khủng hoảng đáng kể nhất trong các diễn đàn làm cha mẹ đấy. Nó bất đầu đâu đó khoảng 14-16 tuần, có bé sớm hơn.
KHỦNG HOẢNG 4 tháng tuy rất khó ở, nhưng nó là đánh dấu một sự trưởng thành của con các mẹ nhé. Biểu hiện của nó như sau:
- Với các bé đã tự ngủ tốt thì mẹ sẽ thấy bỗng dưng con ngủ ngày ngắn lại, catnap: ngủ rất ngắn và dậy khóc.
- Đêm dậy nhiều lần, dù trước đây đã ngủ xuyên đêm
- Nhiều bé đã cắt ăn đêm bỗng dậy đòi ăn đêm lại. Nhưng ban ngày bé ăn ít hẳn đi, thiếu đi sự hợp tác khi ăn.
Lúc này bạn sẽ chậc lưỡi: ôi giới chị nói nhăng nói cuội gì vậy, ăn kém đi, ngủ kém đi thì là bước trưởng thành kiểu gì?
Từ từ để mình trình bày nguyên nhân cho các mẹ nghe nhé. Và các mẹ cũng cần nên nhớ rằng sự phát triển không bao giờ là một đường thẳng cả, mà nó là những đồ thị hình sin với hướng đi lên. Có nghĩa là sẽ có bước tiến vượt bậc và sẽ có những bước thụt lùi.
Về nguyên nhân thì giai đoạn 4 tháng chính là sự bé lái – cua gắt nhất của các bạn nhỏ. Sự thay đổi về hệ thần kinh lầm thay đổi bản chất của giấc ngủ luôn. Lúc này con sẽ có khái niệm rõ rằng về chu kì ngủ ngày và chu kì ngủ đêm. Các bạn còn nhớ về bài khoa học giấc ngủ trẻ sơ sinh không? từ từ mình mở cái slide đó nhé
Ở giai đoạn 4 tháng này thì chu kì ngủ ngày vẫn theo chu kì 45 phút đó, và thay vì chuyển tiếp chu kì mới thì con sẽ dậy hẳn ở sau giai đoan 5. Và bé sẽ tự tìm lại giấc ngủ, vì thế kể cả bé có biết tự ngủ hay chưa thì đều có một giai đoạn con catnap. Khác biệt là ở khả năng tự chuyển giấc mà thôi.
Bản chất chu kì ngủ đêm của con mới là sự kinh ngạc nhất, chu kì gần giống người lớn hơn: chu kì dài ra 90-120 phút do đó để vào được giấc đêm, nhiều bé gặp khó khăn để có thể bước sang chu kì ngủ dài này. Và đặc điểm của chu kì ngủ dài giống người lớn này là các giai đoạn ngủ sâu sẽ dày đặc ở phần đầu của đêm, và ngược lại phần cuối đêm toàn ngủ nông – ngủ rem nên bé sẽ dậy sớm và dậy liên tục ở khoảng gần sáng.
Với các bạn mới học lẫy, lẫy trong chu kì REM thì mẹ sẽ thấy mình phải liên tục lật bé lại ở giai đoạn này luôn.
Chưa kể, ở thời điểm 4 tháng thì lúc này bé hóng nhiều hơn, biết và giao tiếp nên nếu môi trường ngủ sáng và nhiều tương tác, bé sẽ dậy luôn sau mỗi chu kì. Ngoài ra nếu bé không biết tự ngủ thì tầm hóng nhiều này ru sẽ khá lâu và mỏi, và thường các bé sẽ bắt đầu bị thiếu ngủ nhiều dần bắt đầu từ đây.
4 tháng cũng là thời điểm ngay sau 1 growthspurt 3 tháng. 3 tháng khi có GP bé ăn rất khủng nhưng sau đó sẽ ăn ít/chậm lại nên nhiều gia đình rất hoang mang lo lắng và bắt đầu ép bé ăn. Các bạn nên nhớ là sau 4 tháng, tốc độ tăng trưởng của bé giảm đi cực nhiều, giảm tới 5-6 lần lận đó (0-4 tháng, tức là trong 4 tháng con tăng 200% cân năng, trong khi đó từ 4-12 tháng con chỉ tăng 150% trong 8 tháng trời thôi). NÊN VIỆC BÉ ĂN ÍT ĐI MỘT CHÚT Ở GIAI ĐOẠN NÀY LÀ PHỔ BIẾN, VÀ CON CŨNG CÓ SỰ ĐIỀU CHỈNH TỰ NHIÊN.
4 tháng cũng là lúc mất đi phản xạ tự nhiên sơ sinh, nên các gia đình thấy bé không há miệng lại càng ra sức ép. Tất cả điều này càng làm bé ăn ít đi, sợ ăn, ít hợp tác do đó lượng ăn ban ngày giảm. Và bé có thể đói và dậy đòi ăn vào ban đêm.SLIDE
Nên làm gì?
– Tầm này với các mẹ có biểu hiện ép ăn hay bé không hợp tác với ăn, thì việc đầu tiên cần làm là học ăn chủ động lại. Mẹ chờ con đói, chờ con há miệng chờ đón núm ti mẹ/ ti bình và chỉ cho con ăn khi đói. Sau 1-2 tuần bé hết ác cảm với việc ăn, mẹ giãn cữ và tái thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp cho con.
– Trong giai đoạn này các con vẫn theo lịch 3 giấc ngày, dù catnap rất nhiều. Thay vào việc duy trì môi trường ngủ 2h như trước có thể làm con quá mệt, vì thế mình khuyên các mẹ giảm thời gian duy trì môi trường ngủ này xuống còn ~1h30 (nếu con không ngủ lại được) và do đó đẩy thời gian ngủ đêm sớm lên. Cần coi chất lượng giấc đêm là mục tiêu trọng tâm, vì như các mẹ thấy, các chu kì ngủ sâu và ngủ dài 90-120 có tác dụng phục hồi nó xảy ra về đêm, nên thời lượng ngủ đêm tốt sẽ cực kì có ý nghĩa cho sự nghỉ ngơi và phát triển tinh thần của bé.
– Nhiều bé khó vào giấc đêm, mẹ có thể nhích thời gian thức của khoảng cuối ngày lên 2h30′, và thực hiện clusterfeed khi bé khó vào giấc đêm. Điều này tăng tích lũy giúp con ngủ dài và ngủ sâu ngay sau đó. Giờ ngủ đêm sớm nhất là 5h30 chiều với những ngày catnap nhiều nha
– Với bé dậy ngày và đêm nhiều, mẹ cần có sự nhất quán trong cách can thiệp, đây là cách tốt nhất để con có thể quay trở lại chu kì cũ mẹ nhé. Tin mình đi, sau giai đoạn này, nếu mẹ nhất quán thì cả ăn và ngủ đều quay trở lại bình thường.”
KHỦNG HOẢNG NGỦ 7M
Khủng hoảng ngủ 7 tháng là giai đoạn ngay sau WW26, giai đoạn bé nhận thấy sự thật của các MỐI QUAN HỆ: rằng mình và người chăm sóc là những cá thể hoàn toàn khác nhau. Lúc này trong bé bùng lên nỗi lo sơ xa cách., bạn đừng nghĩ đây là một rắc rối nhé. Đây là một sự phát triển về kĩ năng cảm xúc của con đó.
Tuy nhiên, bạn cũng cần làm quen với sự thật rằng ở giai đoạn này bé sẽ không cho bạn rời 1s, nếu bạn đặt con xuống cũi để ngủ, con sẽ khóc, nếu đêm bé dậy không thấy “mối quan hệ” của mình đâu, bé sẽ khóc. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tâm tính – hành vi của bé và cả vào giấc ngủ.
Vậy biểu hiện là gì: là bé khóc khi không thấy mặt bạn, Bé khóc khi bắt đầu giấc ngủ, catnap, dậy đêm và nhất định cần có sự xuất hiện của mối quan hệ thì con mới yên tâm. Vì giai đoạn này sẽ thiếu ngủ tạm thời, và các chu kì ngủ của con rất nhạy cảm nên bé sẽ có hiện tượng dạy sớm …và nhất định không chịu ngủ lại
Nguyên nhân chủ yếu thì là tâm lý sợ xa cách, nhưng giai đoạn này bé cũng bắt đầu ăn dặm một thời gian, sự mất cân bằng trong ăn sữa và ăn dặm có thể làm bé khó chịu. Chưa kể đề kháng giảm, bé có thể vào những trận ốm đầu đời và những chiếc răng mới nhú. Tất cả những điều này bổ sung vào một trạng thái tâm lí không ổn định khiến cho giấc ngủ của bé bị ảnh hưởng nặng nề. Kinh nghiệm của mình thì đây mới là khủng hoảng khủng bố nhất, là bố mẹ của dăm ba cái khủng hoảng 4 tháng luôn, vì lúc này con khóc cực to – cực dai và bản thân bạn sau 6 tháng được ngủ ngon – ngủ yên, tự nhiên bị khủng hoảng vỗ vào mặt cả ngày và đêm nên rất dễ dầu hàng.
Đây là giai đoạn nhiều nhà mất tự ngủ nhất các mẹ nhé!
SUY NGHĨ THƯỜNG GẶP – TÔI NÊN LÀM GÌ?
Tâm lí thường gặp của các bà và các mẹ là hoang mang khi thấy con kém hứng thú ăn dặm, con ăn sữa kém đi nên tìm mọi cách mua vui – giải trí – đồ chơi mua chuộc, hát ca tạp kĩ để bé chịu ăn. Nhiều gia đình chuyển sang ép ăn vì quá sốt ruột, điều này mình đã bàn rất nhiều trong kì trước, rằng cách này thường không đem lại hiệu quả, và sự sợ ăn – nôn thành vòi – trốn tránh ăn có thể kéo dài đến hết tuổi thơ của bé. Có bé đến 6 tuổi vẫn cần phải bón và vẫn sợ ăn, và hoàn toàn không học được ăn chủ động.
Một số gia đình khác thì thấy bé giảm sữa thì gia sức tăng khối lượng ăn dặm nhiều. Với bối cảnh hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, việc tăng gánh nặng ăn uống này sẽ làm bé bị đầy, khó tiêu, sự mất cân bằng trong ăn dặm và ăn sữa chính này sẽ làm giảm năng lượng thực của bé, Có thể bé ăn được nhiều nhưng vẫn ĐÓI. Việc ăn dặm nhiều, ồ ạt còn có thể là nguyên nhân của vấn đề tiêu hóa, dị ứng, đề kháng nên cũng ảnh hưởng rất nhiều tới giấc ngủ của con, Chưa kể những biến cố tiêu hóa khác như táo bón, tiêu chảy có thể ảnh hưởng đến cả ăn và làm cho giấc ngủ ngon càng xa rời hơn.
Về ngủ, như đã chia sẻ ở trên, nhiều nhà không chịu được nhiệt nên vác luôn con vào giường. Điều này cũng không vấn đề gì lắm nếu cha mẹ có giường ngủ an toàn, cha mẹ có thể ngủ sớm cùng con và con có chất lượng giấc ngủ tốt từ này về sau, khi ngủ cùng cha mẹ. Tuy nhiên, thường thấy là các em bé làm phi công lao từ giường xuống đất xảy ra khá thường xuyên, và sau đó là các con không thể bám lịch, không muốn ngủ sớm hoặc không thể ngủ được nếu không có người ngủ cùng. Lâu dài là sự sự giảm thời lượng và chất lượng ngủ của con và cả gia đình, và sẽ kéo dài luôn. Với mình, đây là một điều cực kì đáng tiếc
Về chơi tự lập: Chắc các mẹ cũng giống con Dừa nhà mình, bắt đầu vào tuần này là đã kêu gào vì con không chị chơi tự lập nữa. Có một giai đoạn ngắn con chỉ chịu ngồi xe đẩy, đẩy đi khắp nhà thì mới không khóc và không đòi mẹ. Và chỉ có lúc này mẹ mới có thể nhờ bà đưa đi đẩy lại cái xe để mẹ lẻn đi làm công tác cá nhận trong nhà vệ sinh trong đôi phút mà thôi
THAY VÀO ĐÓ, CHÚNG TA CÓ THỂ LÀM GÌ?
– Mẹ cân nhắc cân bằng lượng sữa và ăn dặm phù hợp để đảm bảo năng lượng và dinh dưỡng cho bé. Mẹ có thể tham khảo ADKPLCC để có thông tin thêm.
– Khắc phục tâm lí sợ xa cách: bạn có thể làm được: qua những trò chơi. Trò ú òa nghe có vẻ dân dã thế thôi, nhưng tiếng anh là Peekaboo, tiếng pháp là COUCOU và nó là trò chơi siêu nổi tiếng để khắc phục sợ xa cách đó. Con dần hiểu ra là mẹ có che mặt đi, nhưng mẹ vẫn ở quanh đây…
– Giai đoạn này khắc phục các vấn đề về ăn và ngủ có thể thông qua vận động, một em bé hoạt náo và luôn chân luôn tay sẽ mệt hơn để ngủ no say
– Tối quan trọng nhất vẫn là niềm tin ở mẹ, mẹ nhất quán với cách hỗ trợ ngủ phù hợp với độ tuổi, nút chờ phù hợp và tin một ngày khủng hoảng sẽ đi qua. Tin mình đi, nó sẽ qua và khủng hoảng 11 tháng sẽ đón chờ bạn.
KHỦNG HOẢNG 11 THÁNG
Sau khủng hoảng 7 tháng là khủng hoảng 11 tháng, cac cháu chạy deadline lên làm người có tuổi.
Đâu đó gần sinh nhật 1 tuổi, sau leap7 của WW, các bé sẽ có giai đoạn chiến đấu với giấc ngủ bằng mọi giá: không ngủ ngày, không ngủ đêm, dậy đêm và dậy sớm. Ngoài ra, ban ngày con thách thức giới hạn của người lớn ở bàn ăn, sân chơi thậm chí đang yên đang lành cũng có thể tặng mẹ một cái tát!
Khủng hoảng 11 tháng này đánh dấu một sự phát triển về mặt kĩ năng xã hội và kĩ năng cảm xúc của bé đấy, và lúc này thì không thể dùng võ dành cho các em bé sơ sinh được nữa đâu.
Thử thách giới hạn của ba mẹ không chỉ giới hạn ở cũi và phòng ngủ, ở tuổi này thửu thách có thể trên bàn ăn, sân chơi, nơi siêu thị, nơi toilet và cả những lúc bạn koong ngờ tới. Tâm tính của bé cũng thay đổi rất nhanh chóng, nhanh vui – nhanh giận – lật bánh tráng thoăn thoắt và thiện nghệ. Lúc này cha mẹ cần trang bị một cái đầu lạnh và một trái tim ấm áp để xử lí một cách thông minh, mềm dẻo những dứt khoát nhất những hành vi không mong muồn từ phía bé. Đây mới chỉ là giai đoạn con thử. Sau thử sẽ là hình thành thói quen, nên cha mẹ cần hiểu mình và hiểu con TRƯỚC khi sinh nhật đầu đời của bé ùa đến nhé.
11 tháng cũng là thời điểm khởi đầu của FOMO, hay dân gian ta gọi là hóng hớt, camera chay bằng cơm. Con lo ngại bỏ lỡ những gì hay ho và thú vị khi con vắng mặt, nên con từ chối vắng mặt và từ chối nhắm mắt lại để đi ngủ luôn.”
TÔI NÊN LÀM GÌ?
Khủng hoảng này liên quan nhiều đến sự trưởng thành về thể chất và tâm lí của con. Con bắt đầu di động hơn và mong muốn là thành viên của một tổ chức nào đó, trong trường hợp này là gia đinh. Mình nghĩ, các cuộc khủng hoảng sau này đến với bé đều dựa trên sự mất cân bằng giữa ý muốn – khả năng và giao tiếp. và chìa khóa để vượt qua những khủng hoảng ở sau giai đoạn 1 tuổi sẽ là sự kết nối và thấu hiểu của cha mẹ với con cái. Với những bé ở những nhóm tính khí khác nhau, xử lí khủng hoảng ngủ sau 11 tháng sẽ đi theo từng cách riêng chứ không còn theo công thức ổn định như thời điểm sơ sinh nữa. Lúc này mẹ cần thực sự hiểu bản thân, hiểu tính khí bé và giới thiệu kỉ luật mềm hiệu quả để có thể đạt được cân bằng.
Với FOMO, cách giải quyết khá đơn đơn giản thông qua sự gia tăng tính tham gia của bé, đẻ bé không bỏ lỡ một nhịp sống nào của gia đình: ăn cùng bàn, cùng làm việc nếu an toàn, cùng sơ chế độ ăn, cùng cho đồ vào máy giặt, cùng nhặt rau, cùng phơi quần áo….
Con cũng có những giai đoạn bé sẽ thử thách xem bố mẹ mình “chịu chơi” đến nhường nào, đó là các giới hạn về thời gian – không gian và cả thể chất nữa, câu giờ ngủ 15 phút mà thành công thì hôm sau sẽ câu thêm thành 30 phút.
Lúc này là lúc quan trọng nhất khi con cần cha mẹ hiểu mình dù con chưa biết nói. Giai đoạn này chính là lúc con phát triển sự tự tin, kĩ năng cảm xúc, kĩ năng xã hội và cả trí thông minh – khả năng tư duy nữa. Xin nhắc lại, đây có thể coi là lúc quan trọng nhất và nền móng nhất để đặt kỉ luật tích cực vào gia đình. Để làm được điều đó, cha mẹ cần có kĩ năng quan sát – thấu hiểu và có cách xư lí PHÙ HỢP với nhãn quan của một em bé sắp bước vào tuổi lên 1 nhé.
Lúc này xử lí khủng hoảng ngủ không còn là chỉnh lịch (dù 1 số bạn tưởng nhầm lên lịch 1 giấc ở lúc này, bản thân mình thấy quá sớm), xử lí khủng hoảng lúc này bằng giao tiếp – hành động – kết nối và kỉ luật mềm kèm thêm một sự nhất quán và sự kiên nhẫn bằng vàng nữa nhé. Để có được những thứ đó, mình nghĩ ai cũng cần tham gia một lớp kĩ tăng tương tác – giao tiếp và thấu hiểu con.
Về nhóm qui ước gợi ý về giới hạn phòng ngủ: các bạn có thể tìm đọc bài viết mình có quay cả video minh họa về các nhóm qui ước gợi ý bạn nhé. Còn nếu con thử thách qui ước, con vi phạm thì làm thế nào? Với các nhóm tính cách riêng, bạn sẽ cần học phân tích những điểm/lời nói/hành động hiệu quả để hướng con tới điều tích cực. Những điều này cô Hương Đỗ hẳn đã giảng trong lớp Tính Khí của bé rồi, các bạn có thể tham gia khóa học và các minicourse của cô Hương nha
Còn nhiều bạn nghĩ thở phào, thôi xong, 1 năm là hết khủng hoảng. Các bạn đừng vội ăn mừng quá sớm nhé. Mình tính nhẩm sơ sơ các kì khủng hoảng tiếp theo của bé, và các kì này thường kéo dài 4-6 tháng đấy, nên các bạn cần trang bị võ nghệ cao cường từ bây giờ để mẹ và con cùng thực hành lướt sóng các khủng hoảng mà không sứt mẻ tình mẹ con và tình cảm gia đình, các bạn nha.
-0 Bình luận-