KHỦNG HOẢNG NGỦ 4 THÁNG
Rõ ràng mới chỉ đây thôi, anh boss chị president này vẫn còn ăn ngủ khìn khìn, ngủ là đam mê, một khi đã ngủ thì lôi thế nào cũng không chịu dậy, kéo wt là một nỗ cmm lực. Thậm chí anh chị nào may mắn có chu kì ăn ị rõ ràng thì lịch sinh hoạt cứ gọi là đẹp như một bức tranh thủy mặc mà ai cũng phải trầm trồ: Ăn thút thút, ngủ tì tì 12 tiếng liên tục mỗi đêm.
Ấy thế mà BAMMMMMM, tự nhiên các anh chị bẻ lái – cua gắt bất ngờ: mở đầu bằng những tràng catnap và khủng bố hơn là sự trở lại của việc dậy đêm
Ấu shi-ệt, chào mừng quí vị đến với KHỦNG HOẢNG NGỦ. Hôm nay chúng ra sẽ dành trọn data 4G và chiếc bàn phìm nhỏ bé này để nói về KHỦNG HOẢNG NGỦ 4 THÁNG nhé.
Điều đầu tiên cần phải nói là KHỦNG HOẢNG NGỦ là một sự phát triển tự nhiên và bình thường trong quá trình lớn lên của trẻ, và theo một báo cáo gần nhất của Đại học Wayne State University thì trung bình 1 bà mẹ sẽ xoay xở 7 chiến lược để tìm lại giấc ngủ cho con yêu. Vì thế nếu bạn đang ở chiến lược số 4, hãy bình tĩnh, bạn vẫn đang ở thứ hạng rất tốt trong số đông, ahihihi….
KHỦNG HOẢNG NGỦ 4 THÁNG thực ra độ hủy diệt không ăn thua gì so với khủng hoảng 7 tháng hay 18 tháng, nhưng nó lại là sự đánh dấu đáng kể nhất về não bộ thần kinh của con, những thay đổi trong cách con ngủ – chu kì ngủ thì từ đây về sau là bền vững và mãi mãi: SỰ TRƯỞNG THÀNH CỦA HỆ THẦN KINH.
Theo những nghiên cứu não bộ thì chu kì ngủ của bé mới đẻ chỉ gồm 2 giai đoạn: REM và ngủ sâu. Thế nhưng bắt đầu từ 8 tuần và thường thấy là kết thúc TAM CÁ NGUYỆT thứ 4 (thời điểm đánh giá sự hoàn thiện của phát triển thần kinh ở người) thì con cũng đạt đến level như người lớn: CHU KÌ NGỦ CÓ ĐỦ 4-5 GIAI ĐOẠN (dù chu kì ngủ vẫn ngắn hơn).
Eo ôi, lằng nhằng thế nhở, điều này có nghĩa là gì?
À, à bình tĩnh nghe giải thích nhá
- 1 là, các chu kì ngủ ngày của con đã thay đổi, đủ 5 chu kì và đáng kể nhất là hết 1 chu kì các boss thức giấc, tỉnh táo và khóc oe oe oe….—-> ok xin chào CATNAP!!!!!
- 2 là, theo chuyên gia giấc ngủ trẻ em Nicky Barker, từ 4 tháng các chu kì ngủ đêm của bé bắt đầu có sự chuyển biến dài ra thành 2h, nhưng mỗi khi kết thúc chu kì ngủ thì các boss dậy tỉnh táo khóc oe oe, chứ không còn chuyển giao các chu kì ngủ một cách nhịp nhàng như trước đây nữa…. —–> Hello dậy đêm!!!!!
Theo chị Nicky này thì việc ngủ ngày ngắn, đêm dậy nhiều sẽ đưa đến 1 em bé siêu mệt mỏi, cáu gắt và rất khó có những giấc ngủ phục hồi. Nicky cũng có một tin buồn, là chỉ đến khi con biết chuyển giấc thì may ra con mới bớt gắt như mắm tôm Ba Làng mà thôi hihi
SỰ THAY ĐỔI LỚN LAO
The changes that happen with the 4 month sleep regression are permanent. – nghe mà hãi thị văn hùng, huhu.
Ở khoảng 4 tháng (một số bé trưởng thành sớm hơn), não bộ của con đã có sự phát triển và vận hành cơ bản tương đối giống với người lớn: các giai đoạn ngủ nông – ngủ sâu – rem biến chuyển nhịp nhàng trong chu kì ngủ. REM đóng vai trò chủ chốt trong sự phát triển kĩ năng nhận thức và kĩ năng vận động của con (nhiều bé chỉ lẫy khi REM, trong khi lúc thức thì ì ạch nguyên ngày không lật nổi)
Con nhận thức tốt hơn về giấc ngủ và trạng thái thức – ngủ, vì thế nếu con được ru – bồng – vồ – ăn để vào giấc ngủ thì khi con cần lại những yếu tố này để ngủ lại khi chuyển giấc (sau mỗi 45 phút). VÂNG, ĐÚNG VẬY. 45 PHÚT MỘT LẦN kình mời ru lại. Và về đêm chu kì này khoảng 2h.
Mỗi em bé có tốc độ phát triển khác nhau, nên dù cái tên của nó là BỐN THÁNG nhưng nếu em bé 3,5 tháng bắt đầu dậy đêm 2h mỗi lần, thì có khi là bạn đang đón khủng hoảng 4 tháng đó)
BAO LÂU?
Theo chị Nicky ở trên, sự thay đổi về chu kì ngủ của con nó khá là mãi mãi, nên là bao giờ các boss biết chuyển giấc thì sẽ hết khủng hoảng ngủ 4 tháng, còn không thì cứ nối tiếp nhau đến 2 năm cũng chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng ngủ đầu đời này, ahuhuhu
DÃ MAN THẾ, LỜI KHUYÊN Ở ĐÂY LÀ GÌ?
Lượn qua khoảng 10 cuốn sách về giấc ngủ trẻ nhũ nhi và khoảng đôi ba chục website về ngủ, thì các lời khuyên vượt khủng hoảng ngủ 4 tháng khá là giống nhau các mẹ ạ, như sau:
- Thiết lập trình tự sinh hoạt nhất quán
- Môi trường ngủ tối là cách kích thích tiết melatonin từ não, hormone này giúp ngủ sâu, ngủ lâu và trẻ hóa (với những phụ nữ bước vào tuổi 20 như chúng mình, ahihihihi). Trái với quan niệm các con sợ tối và cần ngủ sáng cho quen, việc điều hòa cơ chế tiết hormone ở người phụ thuộc khá nhiều vào ánh sáng. Đặc biệt là ánh sáng mặt trời. Hẹn các mẹ viết về chủ đề này vào hôm khác nhé.
- Quấn (với trẻ dưới 5 tháng) hoặc túi ngủ ôm ấp con
- Whitenoise (oh kì lạ chưa, sau 4m whitenoise có tác dụng giúp vượt khủng hoảng ngủ hữu hiệu – dưới 4m thì tác dụng làm giảm/phân tán các cơn gắt hờn mà thôi)
- Giảm các hỗ trợ ngủ ngoại lai (ru – vỗ – ti – ăn để ngủ), thay vào đó, cho con cơ hội được tự trấn an vào giấc ngủ
- Nếu chưa bao giờ đọc, xin giới thiệu với bạn kính yêu khái niệm NÚT CHỜ. Mỗi chu kì ngủ của bé, con sẽ dậy chớp nhoáng vài phút, ê a ó óe, thay vì lao vào bên con như một cơn lốc, hãy thực hành chờ một chút – lắng nghe – xử trí và quyết định lúc nào sẽ cần vào can thiệp hỗ trợ con!
- Đừng quá cố phụ thuộc và ăn để ngủ, nhất là về đêm. Đêm ăn nhiều để ngủ lại có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ đêm và đảo lộn chu trình sinh hoạt của bé. Hãy kiểm tra cân nặng của bé trước khi có quyết đình về việc ăn đêm của con
- Đừng quá stress về dậy sớm. Giữ lịch sinh hoạt – che phòng tối và nếu có thể, hạn chế can thiệp nếu bé chỉ ê a và không khóc to.
- Trình tự đi ngủ đêm nhất quán là yếu tố quan trọng và bắt buộc
- Mẹ bình tĩnh – tự tin – kiên trì – nhất quán. Nếu có nổi đóa, hãy tạm thời nhờ bố chăm sóc con!
NHẤN MẠNH: MỘT EM BÉ ĐÓI THÌ ĐỪNG BAO GIỜ MONG CON TRẤN AN ĐỂ NGỦ, TƯƠNG TỰ VỚI EM BÉ ĐANG BỊ ĐAU. VÌ THẾ TRƯỚC KHI CHỮA KHỦNG HOẢNG NGỦ HAY LÀM TỐT MẢNG ĂN – Ợ ĐÃ NHA.
CÁI GÌ GÂY RA KHỦNG HOẢNG NGỦ?
Chẳng có cái gì gây ra khủng hoảng ngủ cả, nó là một tiến trình phát triển bình thường và tự nhiên của con, nên bạn đang không làm sai gì đâu. Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với nó có thể làm cho tình trạng này biến mất nhanh chóng hay sẽ trường tồn cùng gia đình… điều này là hoàn toàn có thể.Khủng hoảng ngủ không giống như GrowthSpurt hay việc cắt bỏ các nap ngày, những giai đoạn này là tách biệt khỏi nhau….(thông thường các mẹ EASY nhận thấy khủng hoảng ngủ đến ở tầm 15-16 tuần nhưng tới tận 19 tuần mới chuyển lịch sinh hoạt cơ ahihihi)
Ơ, THẾ BIẾT TỰ NGỦ RỒI GIỜ VÀO KHỦNG HOẢNG NGỦ THÌ TAN TÀNH MÂY KHÓI SAO????
Ấy ấy, bình tĩnh tự tin không cay cú nào!!!!!
Trong khủng hoảng ngủ thì việc theo lịch nó hơi khoai thêm một tí thôi, với các bé đã có lịch sinh hoạt từ trước, đã có võ biết tự ngủ thì có thể nói là gia đình đến với cuộc khủng hoảng này với sự chuẩn bị tốt nhất và chỉ là một cuộc dạo chơi chớp nhoáng thôi mà (nếu bạn không thêm thắt vài yếu tố ngủ phụ thuộc ahihi)Việc có chu kì sinh hoạt linh hoạt và có thói quen ngủ lành mạnh, không thiếu ngủ đương nhiên sẽ giúp gia đình cực kì nhiều trong công cuộc dạo chơi quanh bãi lựu đạn mang tên KHỦNG HOẢNG NGỦ này.
Quan trọng nhất, mẹ đánh giá được ngay lúc con thiếu ngủ, cần thay đổi chu kì sinh hoạt hay cả 2.
Hết dung lượng, hẹn các bạn kì sau nha!
-0 Bình luận-