KHỦNG HOẢNG NGỦ 7-9 THÁNG:
Trong khoảng 8-10 tháng trẻ có thể trải qua một giai đoạn khủng hoảng ngủ kéo dài, những em bé đã ngủ qua đêm liên tục và đã cắt ăn đêm, ngủ ngày tốt bỗng dưng thay đổi: bé không chịu ngủ, ngủ ngắn, đêm dậy chơi nói chuyện vui vẻ hàng tiếng đồng hồ (ở các em bé biết tự ngủ và ngày ăn tốt) – hoặc bé dậy đêm liên tục đòi ăn và ngày ăn rất kém (ở các bé không biết tự ngủ và chưa cai ti đêm). Giới nghiên cứu đều không thể khẳng định nguyên nhân chắc chắn gây ra khủng hoàng ngủ, có điều khủng hoàng này nhận rõ nhất ở các em bé trước đó có nhịp sinh hoạt tương đối ổn định và ngủ tốt
Nhiều giả định cho rằng giai đoạn 8-11 tháng này đánh dấu sự phát trển cực kì quan trọng trong sự nhận thức của trẻ, não bộ phát triển quá nhanh chóng, các kĩ năng vận động và cơ bắp được hình thành làm cho sự phối kết hợp giữa phát triển và nghỉ ngơi bị náo loạn. Cộng thêm vào đó là quá trình ăn dặm có thể gây kích ứng tới hệ bài tiết và tiêu hóa của trẻ. Nhiều trẻ ở giai đoạn này hay bị cảm cúm do miễn dịch giảm hơn so với khi bú mẹ hoàn toàn. Chưa kể đến việc mọc răng, tất cả tạo nên sự hỗn loạn từ bên trong với bé. Với các bé có nhịp sinh hoạt ổn định trước đó: ăn ngoan, ngủ tốt và ngủ qua đêm thì sự thay đổi này gây sốc cho cả gia đình.
Một số ví dụ điển hình của giai đoạn này là bé biết lẫy giữa đêm và không lẫy lại được. Bé học ngồi và ngồi dậy khi vẫn đang ngủ, nhưng khi chuyển giấc không tự nằm xuống được (7 tháng), giai đoạn bé có thể tự đứng lên khi ngủ, ngủ đứng trong cũi và tỉnh dậy hoang mang và khóc vì chưa biết cách ngồi xuống chứ không nói gì đến nằm để ngủ lại (11 tháng).
Bác sỹ và nhà trị liệu nhi khoa Dr. Fran Walfish khuyên cha mẹ kết hợp nhẹ nhàng nhưng kiên quyết để giải quyết khủng hoảng ngủ: hãy vào phòng con, hãy đặt bé nằm lại, nhưng hạn chế bế bé lên hay ru bé. Động tác đơn giản là đặt bé nằm lại giường. Hãy cho con biết là cha mẹ luôn ở gần con và lúc này con cần đi ngủ lại. “Để làm cha mẹ thông thái chúng ta cần biết cân bằng giữa tình yêu, nuôi dưỡng với giới hạn và kỉ luật. Cha mẹ thể hiện tình yêu bằng cách ở bên con khi con cố gắng vượt qua khó khăn, nhưng cha mẹ dạy con giới hạn: con sẽ nằm ngủ trong giường cho đến sáng.” Bác sỹ Walfish cho biết thêm. Ở mốc tuổi này, con cần ngủ qua đêm mà không cần ăn, và lí tưởng nhất: con đã biết tự ngủ để tự đưa mình vào giấc ngủ khi con mệt.
Và hãy bình tĩnh, đây là một giai đoạn và nó sẽ qua. Nhiều cha mẹ mắc sai lầm bằng cách cố sửa giai đoạn tự nhiên này: rung lắc con ngủ, cho ti để ngủ, cho ngủ chung cùng cha mẹ, cho ăn đêm lại… điều này càng làm cho giai đoạn khủng hoảng ngủ càng kéo dài và các vấn đề về ngủ càng trở nên phức tạp và khó sửa hơn chứ không đơn thuần là giai đoạn khủng hoảng ngắn kéo dài vài ba tuần nữa, Nếu không nhất quán, các vấn đề về ngủ, các thói quen xấu có thể dai dẳng kéo dài hàng tháng, hàng năm: tôi đã nhận được không ít tin nhắn của các mẹ cho bé bú đêm lại, và gặp vấn đề về ăn uống mặc dù trươc đó con đã biết ngủ qua đêm, bởi họ thiếu kiên trì và bỏ cuộc giữa đường
MỘT SỐ MẸO GIÚP CON VƯỢT KHỦNG HOẢNG NGỦ THÀNH CÔNG
Thay vì đưa con vào giường, nếu cha mẹ đọc kỹ sẽ thấy những giai đoạn khủng hoảng ngủ là những giai đoạn con muốn quay lại thời ấu thơ. Nhiều gia đình đã áp dụng việc tái thiết lập môi trường ngủ ấu thơ và cho kết quả rất khả quan. Họ đã làm gì?
- Họ quấn lại con trong một thời gian ngắn. Với các bé lớn thì họ chuyển dùng NHỘNG như cứu tinh giúp con vượt khủng hoảng ngủ.
- Họ sử dụng lại whitenoise
- Họ cho bé sang ngủ ở một không gian riêng, bởi đây sẽ là những bước đầu tiên đẻ giúp bé hiểu về tự do trong giới hạn, những nền móng đầu tiên của giáo dục trong gia đình.
Nếu khủng hoảng ngủ kéo dài quá 6 tuần ở giai đoạn này, cha mẹ cần theo dõi và xem xét lại thời gian ngủ ngày, tổng thời gian thức và điều chỉnh các giấc ngủ ngày cho bé. Nhiều bé có thể phù hợp với thời gian thức dài hơn (3-3-4), và nhiều bé có thể chuyển giao sang lịch 1 giấc ngày sớm hơn các bé khác: 11 tháng.
Đọc kĩ thêm về khủng hoảng ngủ nói chung và khủng hoảng ngủ 7-9 tháng tại đây:
—————
-0 Bình luận-