Một thông tin khác cũng liên quan đến vấn đề máy lạnh đó là có những lời khuyên từ bác sĩ không nên cho trẻ đi ra đi vào nhiệt độ nóng – lạnh thường xuyên để tránh bị bệnh,tránh bị cảm, tránh bị “sốc nhiệt”. Không rõ lý do vì sao lại thế. Nhưng một khi thông tin được bác sĩ khuyên thì người dân sẽ tin và mặc nhiên điều đó đúng, chứ không tìm hiểu hay đối chứng xem điều đó có thực sự đúng hay không. Khi thông tin được nói đi, nói lại, người ta nghe hoài thì sẽ quen và tin đó là sự thật.
Tra cứu trong tất cả các nghiên cứu, các từ y khoa được dùng thì không có từ nào được gọi là “sốc nhiệt”, không biết tại sao mọi người lại sử dụng từ đó. Trong y khoa, vấn đề về nhiệt gây ra cho sức khỏe chỉ có từ “heat stroke” – có thể tạm dịch là ngất xỉu do nhiệt. Từ này chỉ tình trạng cơ thể ở trong môi trường quá nóng quá lâu và bị ngất xỉu do sức nóng làm cho cơ thể mất nước, làm thay đổi môi trường bên trong người. Nên không thể cho rằng việc đi ra đi vào nóng lạnh thường xuyên là bị “sốc nhiệt” như cách nhiều người vẫn sử dụng nhu hiện tại.
Mặt khác, cứ giả dụ rằng ra ngoài nóng vào phòng lạnh liên tục sẽ bị bệnh là đúng, thì khi áp dụng vào thực tế, hẳn trẻ em ở nhiều nước khác sẽ bị bệnh nhiều hơn ở Việt Nam. Tại sao lại thế? Bởi nhiều nước trong khu vực Đông Nam Á nóng hơn Việt Nam nhiều. Ví dụ ở Thái Lan chẳng hạn: ngoài trời rất nóng, những nơi như trung tâm mua sắm, các nhà hàng, nơi vui chơi.. vẫn để máy lạnh rất lạnh. Nếu vậy thì du khách đi ra đi vào liên tục giữa khu vực này với khu vực kia hẳn sẽ bị bệnh. Và như thế, họ không dám đi mua sắm nữa.
Ví dụ khác như ở Mỹ, nhiều bang nhiệt độ rất nóng như Arizona chẳng hạn. Nhiệt độ ngoài trời hơn 40 độ C nhưng bệnh viện vẫn duy trì nhiệt độ ở 20 độ C. Mà bạn thấy đấy, bệnh nhân được cấp cứu hay xuất viện đều rất nhiều. Như thế hẳn là người ta phải bị bệnh rồi. Mà nếu thế thì bác sĩ ở bệnh viện đó có để chuyện như vậy xảy ra không
Giả thiết chênh lệch nhiệt độ khiến người tiếp xúc bị bệnh, liệu người ta có cho phép làm thế hay không? Đến đây bạn sẽ hỏi, vậy chênh lệch nhiệt độ sẽ gây ra vấn đề gì cho trẻ? Thực sự thì nó không khiến trẻ bị cảm hay bị bệnh, mà chỉ làm trẻ khó chịu. Khó chịu là vì trẻ phải đi ra nhiệt độ nóng ngoài trời. Cái máy lạnh chỉ làm cho trẻ dễ chịu mà thôi
☑️ CÁC BIỂU HIỆN BÌNH THƯỜNG CỦA CƠ THỂ KHI Ở TRONG MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỘ LẠNH
Biểu hiện của cơ thể chúng ta từ môi trường nóng qua môi trường lạnh như hắt xì hơi, rùng mình là một phản ứng sinh lý của cơ thể, gọi là viêm mũi vận mạch. Đó là hiện tượng mạch máu co lại khiến trong mũi tiết ra một số chất gây nên tình trạng hắt xì hơi. Khi cơ thể quen dần với nhiệt độ môi trường sẽ hết. Nguyên nhân không phải do siêu vi, nhiều người hiểu lầm thấy triệu chứng hắt xì hơi thì gọi là cảm. Thế nên, nếu trẻ đi vào phòng lạnh và hắt xì hơi thì đó là biểu hiện bình thường của cơ thể.
Một vấn đề khác cũng thường làm cha mẹ lo lắng là trẻ nằm máy lạnh và sờ tay chân trẻ thấy lạnh. Thực ra, đây là chuyện bình thường và không làm trẻ bị bệnh. Nếu quá lo lắng mà muốn kiểm tra chính xác trẻ có bị lạnh hay không, cha mẹ nên kiểm tra ở phần thân của trẻ như bụng chẳng hạn. Nếu bạn chạm tay vào bụng trẻ và cảm thấy nhiệt độ bình thường thì trẻ hoàn toàn bình thường
NHỮNG VẤN ĐỀ THẮC MẮC KHÁC VỀ MÁY LẠNH
Cha mẹ thắc mắc rằng, có nhiệt độ phòng cố định nào cho bé hay không? Câu trả lời là mỗi trẻ mỗi khác, nên không có nhiệt độ cụ thể cho từng trẻ, mà chỉ có một khoảng nhiệt độ thích hợp khiến trẻ cảm thấy dễ chịu mà thôi.
Một thắc mắc khác thường gặp là có thể dùng nhiệt độ biểu thị trên điều khiển máy lạnh để tính nhiệt độ phòng được không? Câu trả lời là không, bởi nhiệt độ biểu thị trên điều khiển không thể hiện nhiệt độ chính xác tình trạng nhiệt độ trong phòng. Ví dụ: ngoài trời đang mưa, bạn cài đặt 22 độ C thì thấy lạnh. Nhưng nếu trời đang nắng, cài đặt 22 độ C thì phòng vẫn rất nóng. Do đó, nhiệt độ phòng phải được đo bởi nhiệt kế để trong phòng”
📘Trích từ sách: Để con được ốm ✒Tác giả: Dr. Trí Đoàn – và Uyên Bùi
Nếu phòng điều hòa làm gia đình bạn cảm giác bị khô, để tăng độ ẩm cho phòng cực dễ, bạn chỉ cần những thứ đơn giản và dễ kiếm như sau:
—————
Chia sẻ của BS Minh Hạnh @ POH easyone
Bé sinh non, tiền sử viêm phổi. các bé sinh non thì khả năng điều nhiệt càng kém so với các bé đủ tháng, vậy có nghĩa là bé khó tự điều nhiệt khi bị lạnh, nhưng CÀNG KHÓ TỰ ĐIỀU NHIỆT KHI BỊ NÓNG. Hiện tại bé đã 5 tuần, dù bé sinh non nhưng bé không còn tính trong giai đoạn sơ sinh nữa, khả năng điều nhiệt của bé không còn kém đến mức phải nằm lồng ấp trên 30 độ như khi mới sinh nữa, bạn phải tự tìm ra nhiệt độ phòng phù hợp với bé.
Không được áp đặt con số cụ thể cho bé, tôi mà la mẹ chồng tôi cũng không ưng nổi loại con dâu sách vở nửa vời, hiểu không tường tận vấn đề đã mang cháu ra thí nghiệm. Nhiệt độ phòng tính bằng nhiệt độ trực tiếp đo tại chỗ bé nằm, đo bằng nhiệt ẩm kế đặt trực tiếp trong cũi của bé, bạn đã mua nhiệt ẩm kế và đặt vào cũi chưa? Con số này sẽ chênh lệch với con số nhiệt độ set up cho điều hoà, điều hoà set up 23 độ thì trong cũi của bé có khi đo được 25 độ, hãy nhìn trực tiếp con số đo nhiệt độ ở cũi bé.
Chỗ bé nằm tránh luồng gió điều hoà phả thẳng vào. Nên cho bé nằm cũi để dễ dàng đặt bé tránh luồng gió điều hoà. Nhiệt độ đo tại nơi khuất luồng gió điều hoà luôn cao hơn, còn ông bà bước vào đúng luồng gió điều hoà đương nhiên bị lạnh, bố mẹ ngủ trúng luồng gió điều hoà đương nhiên bị lạnh, hãy nhìn trực tiếp con số đo nhiệt độ ở cũi bé.
Tại sao cùng nhiệt độ, trẻ em nóng hơn, còn người già suốt ngày kêu lạnh? Chỉ để hít thở và tồn tại thôi cũng mất một năng lượng cố định, gọi là chuyển hoá cơ sở. Con số này khác nhau giữa từng đối tượng. Trẻ em đang lớn vùn vụt, chuyển hoá cơ sở rất cao, sinh nhiệt rất nhiều, hệ thống thải nhiệt thì chưa hoàn thiện, nóng. Bà đẻ sản xuất sữa nhiều, nực sữa, nóng, nhưng mức độ sinh nhiệt do sản xuất sữa không nhiều bằng sự lớn vùn vụt của trẻ em, mẹ có nóng nhưng không sợ nóng bằng em bé. Người già, không có nhu cầu hoạt động hay sản sinh tăng trưởng gì, nhu cầu trao đổi chất thấp nhất trong cuộc đời, chuyển hoá cơ sở thấp, nên không tạo ra nhiều nhiệt lượng, hệ tim mạch cũng kém hơn, bơm máu đến các vùng xa tim như tay, chân kém, nên suốt ngày sợ lạnh.
Để điều hoà tay chân bé lạnh ngắt? Khi bé ngủ sâu thì cơ thể tiết kiệm năng lượng, dồn máu về vùng trung tâm như lưng, bụng, các vùng ngoại vi như tay, chân sẽ nhận ít máu hơn khi hoạt động. Hãy kiểm tra khi bé ngủ sâu, tay chân mát nhưng lưng bụng ấm là được, ấm nhưng không vã mồ hôi nhé, vã mồ hôi là nóng rồi. Bạn kiểm tra khi bé ngủ sâu, sờ tay vào lưng con ấm, gáy con mát, không vã mồ hôi là được. Và vui lòng xoa ấm bàn tay của bạn lên, chứ bạn và ông bà thọc bàn tay lạnh ngắt vào kiểm tra làm bé mất giấc ngủ luôn. Nếu bạn quấn bé thì ngang đắp 3 lớp chăn, quấn kín chân thì khỏi sợ lạnh chân nhé.
Dò nhiệt độ: dò từ cao xuống thấp, bạn hãy quấn con, để nhiệt độ ở cũi 27 độ (nhắc lại là nhiệt độ cũi nhé, bạn chỉnh set up nhiệt độ điều hoà để ở cũi đạt 27 độ) kiểm tra đầu bé lưng bé vã mồ hôi thì hạ tiếp 1 độ, con ngủ say kiểm tra vẫn vã mồ hôi lưng, hạ tiếp nhệt độ trong cũi 1 độ nữa…cứ kiểm tra dần như vậy, có thể mất cả ngày, kiểm tra vài lượt mới ra con số phù hợp với chính em bé của bạn. Nào tôi có dám nói sách vở, dò được đến nhiệt độ phù hợp là dừng, có cần hạ thêm nhiệt độ đâu. Đó là nhiệt độ khi bé ngủ sâu, ngủ ngoan nhé, còn khi bé giãy, khóc, gào thì bé sẽ nóng hơn, lúc bé khóc thì hạ thêm 1 độ nhé.
Độ ẩm phù hợp: với điều kiện Việt Nam phức tạp thì ngày nồm bạn bật chế dộ hút ẩm, ngày khô thì bạn bật máy tạo ẩm, sao cho độ ẩm đo tại cũi tầm 60-70% là đươc
Bật điều hoà sợ bé ốm? Ốm không phải do lạnh. Ốm là do virus, vi khuẩn. Vi trùng từ đâu ra mà gây viêm đường hô hấp: từ tay người là nguyên nhân chính, từ bụi trong phòng. Bố mẹ ông bà đi ra ngoài tiếp xúc bao nhiêu ng, đã có thói quen rửa tay nhiều lần trong ngày trước khi sờ vào con chưa. Vào phòng bé mà lỡ ho lỡ hắt hơi có che miệng có bịt khẩu trang không, nhớ lấy tay che miệng xong có rửa tay ngay không, rửa tay có rửa xà phòng hay chỉ rửa nước. Điều hoà có được vệ sinh lọc gió mỗi 3-6 tháng chưa. Ở chung phòng với bé, bố mẹ đắp chăn vậy có thay ga gối và giặt chăn thường xuyên chưa, phòng ở chung vậy đã tối giản đồ đạc, bỏ hết sách vở giấy tờ ra phòng khác, không treo quần áo trong phòng nữa chưa, rèm cửa đã hút bụi định kỳ chưa? Tất cả các bề mặt trong phòng có thường xuyên được lau sạch bụi chưa. Cẩn thận hơn nữa thì mua máy lọc không khí và thay tấm lọc định kỳ. Phòng có điều hoà và có bật quạt nhẹ để lưu thông không khí trong phòng chưa. Phòng kín vậy có ít nhất 1 lần trong ngày mở cửa để thông khí bớt không khí tồn đọng chưa? Đó là các biện pháp để giữ sạch môi tr phòng ngủ phòng tránh nhiễm vi trùng cho con. Rồi mẹ có đủ sữa cho con bú mẹ hoàn toàn chưa, sữa mẹ nhiều kháng thể tốt nhất cho sức đè kháng của bé. Từng ngày từng giờ cố gắng hết sức giữ vệ sinh và duy trì nguồn sữa như vậy thì mới bảo vệ bé tránh ốm được, chứ không phải đổ tội hết cho cái điều hoà. Còn nếu con ốm thì đi khám, ốm vẫn nằm điều hoà nhé, để con bị nóng ra mồ hôi càng làm con mệt, mệt càng lâu khỏi ốm
Hồi xưa không có điều hoà vẫn nuôi chúng mày lớn cả đấy. Con nhà hàng xóm không có điều hoà vẫn ngủ ngoan kìa. Thì con ngừoi có thể thích nghi mà, thậm chí cac em bé không được hưởng điều hoà thì chịu nóng còn giỏi hơn vì được rèn luyện. Nhưng bạn có quyền lựa chọn chỉ ăn no mặc ấm hay vươn lên ăn ngon mặc đẹp, bạn có kiến thức trong đầu và biết dùng đúng cách để cái điều hoà nhiệt độ giúp bảo vệ sức khoẻ cho gia đình bạn chứ không phải là ổ gây bệnh.
Nếu em vẫn rất sợ cái điều hoà thì không dùng cũng không sao, em có ở bên cũi để quạt phe phẩy cả đêm, để lau mồ hôi cho con cả đêm ngày này qua ngày khác. Nói gược lại là em có thấy ở bệnh viện ( trừ các viện công nghèo nnàn) thì họ điều trị viêm phổi mà vẫn bật điều hoà cả ngày không? Giữ cho con ng ở môi trường mát mẻ dễ chịu giúp con đỡ khóc quấy vì nóng vì mồ hôi dính dấp khó chịu, con càng đỡ khóc càng đỡ mệt càng nhanh khỏi ốm nhé.
—–+———
Quấn Chũn Cocoon là sản phẩm của mẹ Chũn với hơn 6400 giờ kinh nghiệm ngủ ngon cho con. Quấn Chũn với chất liệu co giãn tuyệt đối giúp con không bị bí bách khó chịu, chất liệu thoáng mát dễ chịu cùng kiểu dáng tiện dụng và ít phức tạp nhất cam kết mang lại cho bé giấc ngủ êm đềm như khi còn trong bụng mẹ.
—————
🎉30s cho quảng cáo🎉
Cùng Chũn Cocoon giúp con tự ngủ ngay bây giờ Danh sách đại lý quấn Chun Cocoon: https://bit.ly/2UCsl3Y
-0 Bình luận-