Truyền thuyết giãn dạ dày ư?
Có ăn bao nhiêu ml thôi mà cũng ầm ĩ hết cả lên.
Để Mị lói cho mà nghe…..
Mị xin mở đầu bài viết này bằng một trích dịch của cô Tizzie Hall trong cuốn, Cứu Vớt Giấc ngủ Save Our Sleep, phiên bản mới nhất, cho nó sang choảnh à nha.
Với trẻ sơ sinh, nếu con ăn cạn hết bình sữa, nghĩa là mẹ đang cho thiếu, vì thế lời khuyên về lượng ăn tối đa cho trẻ chỉ là để tham khảo mà thôi.
Nhiều năm nay, tôi vẫn thường xuyên nhận được những lời kêu cứu và mời đến hỗ trợ các em bé sơ sinh gào khóc hàng tiếng mỗi ngày (Cô Tizzie hall có hơn 30 năm kinh nghiệm làm sleep coach tại Úc), tất cả các cha mẹ đều có một hoàn cảnh rất giống nhau, đó là những em bé sơ sinh mà chỉ ngủ được rất ngắn mỗi lần, có khi chỉ được 20 phút lại dậy gào. Hầu hết đều đã cho đi khám và gặp các chuyên viên tư vấn y khoa mà không ai có thể lí giải được nguyên nhân của việc gào khóc này. Với tôi, những trường hợp này làm tôi rất giận dữ vì không ai có thể nhìn thấy được một nguyên nhân rất hiển nhiên trong khi cứ cố đào bới tìm nguyên nhân to tát khác. Thông thường, khi gia đình gọi tôi đến thì em bé có khi đã phải ngừng sữa mẹ, uống sữa công thức, và thậm chí bồi them rất nhiều các loại thuốc thang khác rồi. Tất cả những điều này đều có thể tránh được chỉ thông qua việc hãy quan sát những thông điệp mà em bé đang đưa ra “Con đói”.
Sau khi giải thích cặn kẽ cho các bậc phụ huynh hay lo lắng, nguyên nhân vì sao tôi sẽ cho các bé ăn đến no thì họ luôn luôn trả lời tôi rằng: à rằng thì là họ được khuyên ở tuổi đó con chỉ được ăn thế thôi! Như thể họ đang đưa em bé mới sinh vào một chế độ ăn kiêng ngặt ngèo vầy. Thế giới này đảo điên hết rồi!
Tất cả các trường hợp này, bố mẹ chỉ dám pha tầm 120-150ml sữa để cho con ăn mỗi bữa. Tôi bế em bé lên, tự giới thiệu bản thân (với bé) và mời con ăn thêm 120-150ml nữa. Hầu hết các bậc cha mẹ lại ngã ngửa ra shock vì làm sao con có thể ăn lắm đến như vậy mỗi bữa!!!!
Tôi giải thích rằng bé còn đói nên lần đầu được ăn no con sẽ ăn thỏa thuê, và thông thường khi con đỡ đói rồi và mỗi bữa được ăn no, lượng sữa ăn mỗi bữa của con sẽ không tang gấp đôi lên như vậy, nhưng chắc chắn là lượng sữa ban đầu cha mẹ cho con là không đủ đâu. Và rằng nếu được ăn no, có thể đêm con sẽ dậy ăn ít lần hơn, để tập trung cho hoạt động ngủ.
Một nhóm các em bé không được ăn đủ no, sẽ bị táo bón, vì không có đủ sữa/thức ăn để đẩy phân ra ngoài.
Một trường hợp cứ làm tôi nhớ mãi là David, một em bé tôi được gọi đến thăm khi con được 2 tuần tuổi. David được chỉ định chỉ được ăn 120ml mỗi lần như thể được ăn chế độ ăn kiêng vậy. Khi được hỏi, thế nhỡ ăn xogn 120ml con vẫn gào khóc thì sao? Một câu trả lời cứng nhắc được đưa lại “Ở tuổi này, con chỉ được ăn tối đa 120ml/lần, ok!” Và tôi lại lặp lại bài diễn thuyết phía trên, và cho David một bình TO HƠN NHIỀU, để bé ăn no phè phỡn, và đương nhiên, trong tay tôi lại có một David vô cùng thỏa mãn, ngủ đủ và happy.
Xong mở bài nhé, để Mị kể tiếp.
—————————
Mị đây chào đời với cân nặng 3 kí non, nói theo các cụ là chỉ nặng hơn cái lông con ngỗng một tèo mà thôi. Nhưng số Mị may mắn là Mị sở hữu một bà mẹ, tuy chụp ảnh xấu, tuy mắn đẻ nhưng lại cực kì thông thái. Đồng hành với Mị còn có BS Hạnh, nhiệt tình dạy mẹ của Mị hết khớp ngậm chuẩn lại đến tắm cho Mị mà không cần thuê 3 quân. Nhưng nói chung dài dòng thế thôi, Mị chị muốn nói với quan họ rằng cái lí thuyết Giãn dạ dày nào đó ở trên mạng, về đến nhà Mị là bay thẳng ra cửa sổ. “Dẹp pẹ đi”, Mẹ kính yêu nói!
Thế nên từ mới đỏe, Mị được ăn chế độ Mị chỉ huy hehehe. Nghĩa là Mị sẽ nút hết bình hết vú, việc của mẹ là mời vú con lại, hoặc là lần sau làm cho Mị cái bình to hơn. Nếu không, Mị sẽ khóc từ sáng đến đêm, quật cho mẹ kính yêu không trượt phát nào thì thôi hihi.
Mẹ theo phương châm của bác Hà, là khi ăn hết bình thì bình sau mẹ Mị lài làm bình to hơn khoảng 30ml, để mỗi khi no nê Mị nhả vú thì bình sữa luôn còn thừa. Đồng thời, giảm phong độ lâu lâu, ngủ đêm kem kém là mẹ Mị lại lập tức TĂNG TỐC ĐỘ CHẢY CỦA NÚM ngay và luôn
Và đây là thành tích sương sương của Mị, một em bé Việt Nam thuần chủng, cháu Rồng con bố Nong.
Sơ sinh 2.98kg cao to dài rộng 46.5cm2-4w Mị ăn 90-120ml/lần, ngày 7 cữ trong đó có cữ ti mẹ và ti bình
4-7w Mị ăn 120-180ml/lần, ngày 5-6 cữ trong đó có cữ ti mẹ và ti bình
7-8w Mị ăn 160-220ml/lần, ngày 5 cữ
8w, với lượng ăn ngày là đủ, Mị tôi quyết định không thèm dậy ti đêm nữa, tôi ngủ từ 6h chiều hôm trước, thẳng lừ đến 7h30 sáng hôm sau mà không buồn dậy ăn
8-9 tuần, Mị ăn 180-220/lần vào ban ngày, và biết điều đêm không cần ăn, trước bữa đêm Mị tôi mút sương sương 270ml
10-12w Mị ăn 3 cữ ngày 220-240ml/lần và trước bữa 6h tối, Mị tôi cũng chỉ sương sương 260 mà thôi, vì có hôm lên 300 hơi tức bụng, Mị sợ bụng to giống mẹ nên đành lùi lại hihi.
Lúc 8w Mị được 5.5kg, hãi quá từ đó Mị chỉ ăn mà không dám trèo lên cân nữa.
Ok thân bài thế thôi nhỉ, để im cho Mị làm kết luận nào.
—————-
Mị xin kết bài này bằng một vài câu Mị nghe thấp thỏm từ BS Hạnh kính yêu.
“Dạ dày không phải là một túi vải co dãn một chiều mà nó là một cơ quan dạng cơ (muscular organ) do đó vận hành như cơ, tức là có sự co giãn, bạn thân mến. Bạn duỗi tay ra thì không thể sợ không thể co tay lại, phải không nào. Cơ có thể phình to ra và có thể teo đi, ok!
Cảm giác no là các dây thần kinh ở dạ dày cảm nhận sự căng của cơ quan này. Quá trình ăn được diễn ra thì dạ dày giãn phình để chưa thức ăn tới hết khả năng áp suất, khi đó các đầu dây thần kinh cảm nhận được và báo về tới não bộ là ĐÃ NO, không ăn thêm nữa, khi đó con sẽ ngừng bú và nhả núm.
Vậy là chính bé có cơ chế tự nhiên – tự vận hành, cơ chế tự bảo vệ để biết no, biết điểm dừng, cha mẹ không cần phải cảm nhận hộ và lo hộ con. Bạn không thể cảm nhận được cơn đau hay sự tức bụng của vật thể khác, mọi sự đều là phỏng đoán.
Trong trường hợp bé có lỡ ăn một lần quá no, căng dạ dày rồi mà vẫn ăn them, lúc này sự căng tức áp suất sẽ làm bé tự cảm thấy khó chịu, não bé sẽ ghi nhận được điều đó, có thể trớ bớt ra một chút để cảm thấy dễ chịu hơn. Khi ăn no quá dẫn đến tức bụng, não bộ của bé cũng ghi nhận thông tin này, và sau nhiều lần sai và sửa sai, chính bản thân bé sự tự điểu chỉnh theo cơ chế tự nhiên và ăn ít đi, phù hợp với cảm nhận thỏa mãn của bản thân và kích thước dạ dày của riêng mình. Mẹ không thể cân đo được kích thước dạ dày của mỗi bé, áp lực dạ dày, không cân đo được cảm nhận thoải mái khi ăn đến no vừa đủ của bé. Mẹ cũng không cân đo được mức độ đau bụng của con, và đương nhiên sẽ càng không chủ động điều chỉnh được số ml là đủ no. Chỉ có các dây thần kinh ở dạ dày và não bộ của riêng bé là tính toán được.
Việc của mẹ chỉ là luôn có DƯ sữa cho con bú (ở ti mẹ, hay ở bình sữa), để con thoải mái ăn, thoải mái thử, sai và sửa sai, để chính con tìm ra lượng ăn vừa đủ làm con dễ chịu nhất.
Khi đã hiểu được lí luận và biết tôn trọng khả năng biết no – biết đói của trẻ: kết nối thông điệp tiếng khóc và cho ăn chỉ khi con đói, thì bữa nào mẹ cũng cần cho con ăn no đến hết khả năng cá nhân.
Xuống dòng nhấn mạnh này:
Khi con MÚT CẠN BÌNH THÌ THÊM NGAY 30ml, cạn lại thêm cho tới khi con thoải mãn nhả núm mà trong bình VẪN CÒN THỪA 10-20ml là ổn.
Hãy tưởng tượng các em bé bú mẹ, vú mẹ có nguồn sữa là vô tận. Ngay cả khi với các bé sơ sinh, rất nhiều bé được đi bú trực ngực cô, dì thậm chí nhiều mẹ nuôi con bằng sữa mẹ cả bé lớn và bé nhỏ song song, thì mỗi bầu ngực như vậy lượng sữa lớn đến ngần nào? Không lẽ với bé ti trực tiếp/ăn trực trên ngực dì/cô thì bé đang ăn lại phải rút ra. Mẹ sẽ hãm con ăn kiểu gì????
Giãn dạ dày ư, đương nhiên phải giãn chứ. Cứng đơ không có co giãn, đó mới là lúc đáng lo các mẹ à”
“Đầu tiên là em học y thì em biết dạ dày có khả năng co giãn rất lớn, có thể giãn tới ngang rốn khi đầy thức ăn, nhưng khi đói thì có thể co nhỏ lại. Dân gian sợ ăn nhiều “giãn dạ dày” là ăn nhiều kéo dài sợ dạ dày giãn mà không co lại nổi. Ý tưởng này có đúng không ? Có bệnh gây giãn xong dạ dày không co lại được ,thật là bệnh hẹp môn vị, vì hẹp nên luôn ứ đọng đống thức ăn trong dạ dày, vì ứ đọng nên dạ dày luôn giãn. Bệnh này không trớ ngay sau bú, mà 1-2 h sau bé tự nôn ra. Bệnh này là giãn dạ dày thật sự không co lại được, chẩn đoán dễ dàng dưới siêu âm, và có cách điều trị phẫu thuật khỏi. Bệnh này không do ăn nhiều mà bị, bệnh là bất thường bẩm sinh của dạ dày.
Vậy là ăn nhiều không gây giãn dạ dày bệnh lý nhé, bé ăn theo khả năng, ăn xong sữa xuống ruột và tiêu hoá được, dạ dày đói lại co lại. Thứ hai là cảm giác no là các dây thần kinh ở dạ dày nhận cảm về sự căng của dạ dày, dạ dày giãn ra để chưá thức ăn tới hết khả năng thì áp suất lúc đó được đầu dây thần kinh cảm nhận được, báo về não là no rồi, không ăn thêm nữa.
Vậy là bé có cơ chế tự bảo vệ để biêt no, để biết điểm dừng, mẹ không cần phải lo hộ con mà giảm lượng ăn hộ con. Lỡ có bữa bé ăn căng dạ dày rồi mà đang vui, bé tự ăn thêm, dạ dày căng thêm bé sẽ khó chịu, não bé ghi nhận hết các điều đó, bé có thể trớ bớt ra cho dễ chịu, hoặc bé sẽ có căng đau bụng khó chịu, cảm giác khó chịu đó não bộ cũng ghi nhận lại, vài bữa sau bé tự điều chỉnh giảm lượng ăn đi, các phản xạ có điều kiện này là một chuỗi các lần thử và sai, bé tự điều chỉnh lượng ăn cho phù hợp với cái dạ dày của bé. Mẹ không cân đo được áp lực dạ dày bé, không cân đo được cảm nhận thoải mái khi ăn vừa đủ no của bé, mẹ cũng không cân đo được mức độ đau bụng của bé, không cân đo đuwocj cần điều chỉnh bao nhiêu ml là vừa đủ no, chỉ có các dây thần kinh ở dạ dày bé và não bộ bé tự động tính toán được. Mẹ chỉ có một việc là luôn chuẩn bị dư sữa (ở ti mẹ hoặc ở bình sữa) để con thoải mái ăn, thoải mái thử và sai để tìm ra lượng ăn làm con dễ chịu nhất, vừa đủ no.
Đấy, Mị xin kết bài Giãn dạ dày tại đây. Nếu ai đó ăn no quá, trớ vòi rồng, đừng đổi tội! Nếu ai đó bị trào ngược, những người anh em cứ từ từ, ngủ xong giấc này dậy Mị sẽ hát tiếp cho mà nghe về trào ngược sinh lí, vè colic và về witch-hour. Và vì sao chia nhỏ lắm bữa ăn ra lại không phải là giải pháp cho những người văn minh như Mị, ok!
Mị gửi vài kiểu ảnh kỉ niệm một thời trẻ trai. Chúc 500 người anh em ăn no ngủ kĩ!
-5 Các bình luận-
Cho mình hỏi. Nếu bé ti mẹ thì trong trường hợ pbé hay ngủ gật và ăn k tập trung thì làm sao mẹ biết lúc nào bé no để dừng can thiệp hay can thiệp để khắc phục tình trạng ngủ gật khi ăn và ăn k tập trung? Vì 2 trường hợp này bé tự nhả ti rất nhiều lần.
Hy vọng bạn quan tâm và giải đáp sớm cho mình! Thanks
Em rất cảm ơn vì đã tìm được bài của chị Hachun, đọc xong như được khai sáng cả trời thế giới của con. Em xin phép được hỏi thêm, tới giai đoạn ăn dặm thì lượng ăn của bé như thế nào, vì cũng có người nói cho ăn theo sách thôi chứ đừng cố đút khi con vẫn tiếp nhận, đó là do phản xạ, chứ ăn nhiều sớm sau này lại biếng ăn ah.
Mong tin chị Hachun ☺️
Với các bé ăn đút, mẹ đưa thìa đến gần, có thể chạm nhẹ thức ăn vào môi trên của con. Nếu bé há miệng thì mẹ đưa thìa vào miệng con. Khi bé quay đi, nghĩa là bé đã ăn đủ.
Mẹ hỏi “con có ăn nữa không, mình nghỉ nhé”, trước khi dừng bữa. Bạn đừng cười khi con không biết nói mà mẹ vẫn hỏi han, đó là giao tiếp và với thời gian và sự phát triển trong tư duy, con se nhận ra chu kì của hành động dù chưa hiểu được hoàn toàn lời nói.
Khi bé lớn hơn, khi bé vơ tay nắm lấy chiếc thìa của mẹ, đó là lúc mẹ đặt thêm 1 chiếc thìa vào bát để cả 2 mẹ con cùng bón cho bé bạn nhé.
Em chào chị ạ, em cảm thấy may mắn khi tìm được quyển sách “Cẩm nang chăm sóc bé yêu” của chị, chị có thể tư vấn giúp em bé em gần 4m 5,3kg(ss 2350g ạ)thì bị lười bú ạ cứ đua ti mẹ vào thì bé la khóc rất to. Chỉ chịu ti khi rất buồn ngủ thôi co khi 6 tiếng hơn bé chưa đòi ti, mỗi lần bé chỉ chịu ti 1 bên vú mẹ chuyển bên là k thèm ti nữa( em cũng không biết minh có đủ sữa cho bé khônng)
Mong chị có thể hỗ trợ e ạ, em cảm ơn chị!
Chào mẹ, nếu con ngậm đúng khớp ngậm thì việc chỉ bú 1 bên ngực cũng có thể là đủ cho con. Nếu bé “lười bú” và chỉ bú khi ngủ thì thường là do con bị ăn thụ động, không đói và không có nhu cầu ăn. Mẹ cũng không tạo phản xạ đòi ăn cho bé thì tới tầm 4 tháng tuổi, khi các phản xạ tự nhiên mất đi và không có phản xạ có điều kiện (do mẹ tạo ra cho con) thay thế, sẽ dẫn tới hiện tượng này.
Việc nhịn 6h không ăn là tương đối phổ biến, các bé sợ ăn có thể nhịn tới 18h khi được hướng dẫn ăn chủ động lại. Mẹ đọc kĩ phần hướng dẫn ăn chủ động để có thêm thông tin chi tiết nhé.