Bẹp – méo đầu ở bé sơ sinh
1. Hiện tượng bẹp/méo đầu ở trẻ sơ sinh là gì?
Hiện tượng bẹp/méo đầu ở trẻ sơ sinh càng ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới sau năm 1992, sau khi chương trình “ngủ an toàn” – Back to sleep – được phát động trong đó các cơ sở y tế khuyến khích cha mẹ đặt con nằm ngửa khi ngủ
Hiện tượng bẹp/méo đầu có thể được nhận thấy nhiều nhất từ khoảng bốn tháng tuổi, nhiều bé có thể bắt đầu bẹp từ khi mới sinh và có thể phát triển theo thời gian đến tận 18 tháng khi mà xương đầu của trẻ bắt đầu trở nên cứng cáp hơn và cố định.
Hiện nay không một nghiên cứu nào có thể đưa ra được sự liên kết đầy đủ giữa hiện tượng bẹp đầu và việc chậm phát triển ở trẻ. Các chuyên gia y tế cho rằng hầu hết trẻ em đều bị méo đầu đều phát triển bình thường, một số bé có thể phát triển thể chất chậm hơn nhưng trong ngưỡng có thể chấp nhận được.
Trong y tế thì có ba loại méo/bẹp đầu, trong đó có hai loại là vô hại và loại bẹp đầu do xương thóp đã liền từ khi sinh thì nguy hiểm cho con, và điều này thì không liên quan gì đến tư thế nằm của trẻ cả.
Thông thường đầu các bé sẽ tự tròn lại khi xương sọ phát triển và cứng cáp hơn, sau 18 tháng. Các bé bị méo/bẹp đầu nhẹ thì đầu sẽ tự tròn lại ở sau sinh nhật thứ nhất hoặc muộn nhất là sau 2 tuổi.
2. Cha mẹ có thể làm gì để tránh việc trẻ bị méo bẹp đầu?
Với trường hợp ngoại lệ là crainiosynostosis là loại méo đầu có thể ngăn cản sự phát triển của não bộ do xương thóp liền quá sớm, các biến thể khác của hiện tượng bẹp/méo đầu là hoàn toàn vô hại. Não bộ vẫn phát triển hoàn toàn bình thường.Lợi ích tự an toàn ngủ to lớn hơn rất nhiều so với nguy cơ bị bẹp/méo đầu. Các chuyên gia y tế vẫn luôn khuyên cha mẹ không cho con nằm gối ngủ.Tránh bẹp/méo đầu bằng cách:
- Thực hiện việc cho trẻ tummy time: Lật sấp để chơi khi còn thức ngay từ khi mới sinh mỗi ngày một chút.
- Thông thường trẻ hãy nhìn về phía ánh sáng vì vậy cha mẹ có thể thay đổi hướng nằm của con (thường xuyên nằm thay đổi phía đầu giường – tráo đầu đuôi) để đảm bảo trẻ nhìn đều cả hai phía.
Tương tự khi con còn thức cha mẹ hãy hạn chế cho con nằm ngửa để chơi, hay hạn chế chỉ để đồ chơi ở một phía. Bất cứ khi nào con thức hãy lật con nằm sấp lại!!!! - Hạn chế cho con ngồi quá lâu trên ghế rung hay trên carseat.
Mặc dù trên thị trường xuất hiện loại gối chống bẹp đầu, tuy nhiên các bác sĩ và chuyên gia y khoa của Mỹ cho rằng loại gối này không có tác dụng và khuyên không nên sử dụng để phòng chống các nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh
3. Trẻ sinh non có xương sọ mềm hơn so với trẻ sinh đủ tháng do đó dễ bị bẹp đầu hơn
Một số trẻ chỉ nhìn sang một hướng hoặc được bế thường xuyên chỉ với 1 hướng, hoặc chỉ ngủ ở một tư thế thì có khả năng sẽ bị nghẹo cổ torticollis. Đây là hiện tượng mà một bên cơ của cổ phát triển không đồng đều so với bên còn lại và các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ có những bài tập riêng khi cha mẹ đi khám cho con.
4. Mũ chống méo đầu
Mũ chống méo đầu là một loại mũ cứng như mũ bảo hiểm mini cho bé. Đây là biện pháp y tế thường được thực hiện sau 4-6 tháng tuổi. Việc sử dụng mũ này thường dùng cho các bé bị méo đầu quá ngưỡng bình thường và năm 2014 một nguyên cứu đã khuyên không nên sử dụng mũ chống bẹp đầu cho những trường hợp chỉ bị bẹp ở dạng nhẹ, vì trẻ méo đầu dạng nhẹ hầu như không được hưởng lợi ích gì từ trị liệu này!
theo BS. GS. Michael L. Cunningham, trưởng khoa xương sọ não – bệnh viện nhi Seattle – USA
-0 Bình luận-