BẬT TUNG BÍ ẨN VỀ KHÓC DẠ ĐỀ
Không gì đáng sợ hơn với các bậc cha mẹ là việc nhìn thấy những em bé sơ sinh khóc mà không một ai có thể dỗ nổi, và khi mang những em bé khóc hàng giờ tới cho các bác sỹ, họ thường đổ tội cho đầy hơi, chướng khí và colic, và nếu không cho dày đặc các loại thuốc thang không cần thiết (thậm chí nguy hiểm) thì bác sỹ cũng chỉ biết nhún vai với một câu trả lời : « chờ bé lớn là sẽ bớt đi ».
Bác sỹ Harvey Karp không thỏa mãn với các giải thích này, và trong rất nhiều năm nghiên cứu và thực hành với các bậc cha mẹ, ông luôn đi tìm câu trả lời cho câu hỏi lớn :
VÌ SAO BÉ SƠ SINH KHÓC – VÌ SAO CÁC CON LẠI KHÓC QUÁ NHIỀU ?
Khoa học hiện đại giải thích Colic (hiện tượng con khóc nhiều, khóc dai, khóc không ai dỗ nổi) cũng tương đối khác so với cách chúng ta giải thích colic ở thời tiền sử và thời xa xưa, là do bị phải vía – hoặc bị yểm tà.
Khoa học hiện đại vài chục năm gần đây cho rằng COLIC khởi nguồn từ các nguyên nhân do
- con ăn quá ít,
- con ăn quá nhiều,
- con thừa hưởng sự lo lắng của mẹ,
- não bộ kém phát triển hay
- tính cách khó chiều.
Trong hàng chục năm hành nghề bác sỹ nhi khoa, Bác Sỹ Harvey Karp phủ định sự liên quan của 5 yếu tố trên đến hiện tượng colic, với bác những đặc điểm mà thế giới hiện đại định nghĩa về khóc dạ đề – colic chẳng liên quan gì đến ăn ít, ăn nhiều, con lo lắng lây từ mẹ, não bộ kém phát triển hay từ tính cách của bé cả. Bác đồng hành với nhân chủng học cho rằng, sở dĩ con khóc nhiều và khóc dai bởi con bị lôi ra khỏi môi trường bào thai quá sớm. Quá sớm trước khi con sẵn sàng. Và khoảng thời gian bị « trục xuất » sớm khỏi bụng mẹ là 3 tháng !
* Dr. Harvey Karp là một trong những bác sỹ uy tín, là giảng viên của Đại học nhi khoa, thành viên danh dự của tổ chức các bác sỹ nhi khoa Hoa Kì (AAP), và là tác giả của nhiều đầu sách với hàng chục triệu bản phát hành và cha mẹ tín nhiệm. Bác cũng thành viên sáng lập của tổ chức Trẻ Khỏe – Thế giới Mạnh, và trong đội ngũ của tổ chức Chống bạo Hành trẻ em.
TRẺ EM ĐỀU SINH THIẾU THÁNG
Bác sĩ Harvey Karp là một trong rất nhiều người tin rằng nguyên nhân sâu xa của Colic chính là một thực tế của Mẹ Tự nhiên, rằng mọi em bé đều sinh khi con chưa sẵn sàng với thế giới bên ngoài. Con đã bị thiếu 3 tháng phát triển thêm trong bụng mẹ, để đến độ « chín » về não bộ : cảm giác, kĩ năng thể chất, kĩ năng tinh thần và cả chức năng về cá tính – thần kinh !
Mọi sinh vật từ khi sinh ra đã biết trườn, bò, và tự tìm nguồn thức ăn, trừ con người. Như một chú ngựa có thể chạy tung tăng chỉ vài phút sau khi sinh, và nhiều loài vật khác thì con con sẽ có bản năng tìm thấy nguồn thức ăn cung cấp từ cha mẹ… Nhưng bởi vì bộ não của con người vượt trội hơn mọi loài động vật khác, cả nên em bé cần ở trong bụng mẹ 1 năm thay vì 9 tháng 10 ngày để phát triển hoàn thiện mọi kĩ năng. Tuy nhiên điều này là không thể dưới góc độ y khoa, bởi lúc đó việc chào đời của con (với đầu quá to và xương chậu mẹ hẹp) có thể ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và con. Mẹ Tự nhiên đã sắp đặt diệu kì, con sinh sớm 3 tháng và do đó 3 tháng đầu đời của con được coi là tam cá nguyệt thứ tư (4th trimester) và con sẽ có thể cần môi trường bụng mẹ để trưởng thành đủ lông – đủ cánh – sẵn sàng cho thế giới bên ngoài.
Để giúp con sớm thích nghi với cuộc sống mới, bác sỹ Harvey Karp khuyên cha mẹ hãy tạo cho con môi trường giống trong bụng mẹ nhất: ấm, chặt, có âm thanh…, những điều này sẽ làm bật ra phản xạ tự trấn an của bé, và làm bé ngừng gào khóc!
5S – COMBO GIÚP BẬT RA PHẢN XẠ TỰ TRẤN AN CỦA BÉ SƠ SINH
Vào những năm đầu 1900s, các chuyên gia về trẻ sơ sinh sẽ khuyên cha mẹ ứng phó với những trận khóc hờn của bé bằng trình tự cổ điển sau đây
- Cho bé bú
- Ợ hơi thật kĩ
- Kiểm tra và thay bỉm
- Kiểm tra xem có kim băng chọc vào người con không
Nếu 4 bước này đã làm xong mà con vẫn khóc, các “chuyên gia” này sẽ kết luận bé bị “colic” và khuyên cha mẹ chờ con lớn, ít nhất là sau 3 tháng tiếp theo thì bé sẽ đỡ dần đi. Và kì lạ thay là đến cả những năm tháng hiện đại sau này, bác sỹ vẫn đưa những lời khuyên tương tự!
Nếu bạn có trong tay một em bé khóc không ngừng, không thể nào dỗ nổi và bạn nhận phải một lời khuyên “cứ chờ đi rồi sẽ hết”, chắc hẳn bạn sẽ không thỏa mãn với điều đó một chút nào. Đương nhiên bản năng làm cha làm mẹ, bạn sẽ nỗ lực tìm mọi cách để dỗ con nín. Bản năng là một điều tự nhiên trong mỗi người, tuy nhiên cách thức để làm một em bé đang hờn có thể nín khóc thì không thể ai cũng biết làm. Đó là một kĩ năng mà bạn sẽ PHẢI HỌC. May mắn thay, kĩ năng này khá dễ.
(Hachun: tin tôi đi, tôi đã từng gặp những em bé khóc từ khi mới sinh, khóc đến độ thành em bé “nổi tiếng” ở nhà hộ sinh. Về nhà, cha mẹ bế – dỗ kiểu gì cũng không thể nín, chứ đừng nói đến chuyện ngủ. Bé có thể khóc từ 7h sáng tới 5h chiều, như một người làm công ăn lương chỉ để gào khóc vậy. Và tôi đã áp dụng những điều tôi học trong cuốn sách này, để 1 tuần sau cũng chính em bé ấy đã học cách nín khóc và TỰ NGỦ! Một điều mà bố mẹ em không thể tin là con mình có thể làm)….
5 bước đơn giản mà Dr. Karp đưa ra thực sự hiệu quả, và cho những người lần đầu làm cha mẹ cảm giác thành công tuyệt vời.
CHỮ S SỐ 1: QUẤN BÉ – MỘT CHIẾC ÔM THẬT CHẶT
Quấn bé là một trong những điểm cơ bản và then chốt nhất để giúp con an tâm và thư giãn. Quấn bé là bước thiết yếu đầu tiên để dẫn đến sự thư giãn, trấn an và giúp con vui vẻ. Đó là lí do mà những nền văn hóa lâu đời từ Tbilisi đến Timbuktu thực hiện quấn trẻ để giúp con hạnh phúc hơn.
Quấn bé tái tạo lại cái sự tiếp xúc liên tục và cái ôm chặt như trong bào thai. Đương nhiên, việc thực hiện da tiếp da cũng giúp bé trấn an rất nhiều, nhưng khi da tiếp da không làm bé ngừng quấy khóc, quấn bé có thể đem đến điều kì diệu đó, bạn có biết không?
Những em bé đang gào khóc dữ dội thường sẽ phản đối mạnh mẽ khi lần đầu được quấn, và thậm chí còn khóc to hơn. Nhưng đừng rơi vào lầm tưởng rằng những gì con đang chiến đấu là tín hiệu con đang cần/hoặc muốn tự do đôi cánh tay… điều này còn đi xa hơn cả thực tế. Những em bé đang khóc thường khua đạp quấn vì con không thể kiểm soát được tay của chính mình, nếu để không thì tay chân bé sẽ khua đạp loạn xị như nhưng chiếc cối xay gió, co và cả giật mình liên hồi… và những điều này lại càng làm con cáu kỉnh hơn!
Thú vị hơn, là chỉ mỗi việc quấn bé không thì không thể giúp một em bé đang khóc hờn trấn an và thư giãn được, nhưng quấn bé sẽ giảm đáng kể việc khua khoắng chân tay, và giúp con tập trung hơn vào tác động của những S tiếp theo, và từ đó, bật ra phản xạ thư giãn!
CHỮ S THỨ 2: NẰM NGHIÊNG/NẰM SẤP – TƯ THẾ GIÚP CON CẢM THẤY THOẢI MÁI
Hầu hết các em bé đều hoàn toàn vui vẻ nằm ngửa trên thảm, nhưng một khi mà con đã cáu lên thì việc nằm ngửa này cộng với liên hồi các phản xạ Morro sẽ làm con cảm giác hoảng sợ: sợ rơi_ cảm giác không trọng lượng mang đến từ động thái giật mình. Điều này sẽ làm con giãy dụa, và gào khóc!
May mắn thay, việc đặt nghiêng hoặc hơi sấp có thể tái tạo lại cảm giác môi trường trong bào thai vì đầu bé – tai trong (trung tâm điều khiển cân bằng) được nghiêng sang 1 phía. Với một số bé, việc đặt bế nghiêng/sấp này hiệu quả đến nỗi chỉ cần cha mẹ bế con bằng cách này là con đã có thể tự trấn an được luôn rồi!
Lưu ý: Nằm ngửa là tư thế duy nhất an toàn cho ngủ, nhưng buồn thay lại là tư thế kém thoải mái nhất để làm dịu lại 1 em bé cáu kỉnh dễ sợ hãi.
CHỮ S THỨ 3: SHHHHH – ÂM THANH ƯA THÍCH GIÚP CON THƯ GIÃN
Tiếng Shhh mạnh và to là âm nhạc với tai của bé, nó nhắc lại cho con về tiếng xối xả con nghe trong bào thai đấy. Đó là tiếng của các dịch lỏng chảy trong người mẹ, tiếng máu chảy từ tim đi đến từng cơ quan – bộ phận, tế bào. Tiếng động này to và ổn, chảy không ngừng không nghỉ bao quanh lấy bào thai trong vòng 9 tháng ấm êm còn nằm trong lòng mẹ đó, mẹ ơi!
Có thể là lạ đời và ngược với lẽ thường khi sử dụng tiếng ồn trắng với âm lượng to với trẻ em, đặc việt là bé sơ sinh nhưng cũng kì lạ thay là các bé sơ sinh lại thích tiếng này, nó là “công tắc” cực mạnh để bật ra phản xạ trấn an ở trẻ!
Ở trường hợp của rất nhiều bé, whitenoise là chìa khóa cho việc trấn an trong tam cá nguyệt thứ 4 (3 tháng đầu đời của trẻ): con càng khóc to, thì tiếng shhh càng cần phải to để có thể có hiệu quả trong việc giúp con trấn tĩnh (cũng chính vì lí do này mà nhiều cuốn sách về chăm sóc trẻ sơ sinh có khuyên cha mẹ sử dụng máy sấy thậm chí máy hút bụi để tạo tiếng ồn thật to, và giúp bé sơ sinh trấn an khỏi những trận hờn mãnh liệt)
CHỮ S THỨ 4: CỬ ĐỘNG ĐUNG ĐƯA – CHUYỂN ĐỘNG THEO NHỊP GIÚP CON THƯ GIÃN
Những cử động mô phòng bào thai cũng là một mẹo hữu hiệu để giúp con thư giãn và đã được áp dụng bởi các bậc cha mẹ trên toàn thế giới. Nằm bẹp di trên một chiếc giường tĩnh lặng nghe chừng có vẻ rất hấp dẫn với người lớn, nhưng rất nhiều em bé rất ghét thứ này. Như một thủy thủy đi tàu viễn dương lên đênh trên biển 9 tháng, con sẽ ghét sự bất động của quả đất sau 9 tháng 10 ngày được đu đưa trong bụng mẹ yêu.
Lưu ý: Để có thể “tắt” được tiếng thét của bé khi cáu vắt, những cử động/chuyển động này sẽ cần tương đối mạnh lúc đầu tiên (nhanh, nếu đu đưa thì cần có độ giật trước sau). Khi con bắt đầu giảm hoặc ngừng khóc, bạn có thể chuyển dần sang các cử động nhẹ nhàng hơn, bởi lúc này những chuyển động này cũng đủ để giúp bé trấn an
(Mình đã từng chứng kiến các mẹ vỗ hỗ trợ bé 5S, nhưng cử động vỗ quá nhẹ hầu như không có chút tác dụng trấn an nào, như thể mẹ cù buồn cho con vậy, và hệ quả là bé khóc cứ khóc và mẹ thì kiệt sức và đổ tại phương pháp này không có tác dụng gì với con. Nên nhớ, khi bé cần trấn an, hãy vỗ có lực, khi bé thư giãn dần mới chuyển sang nhịp chậm – đều nhưng vẫn còn một chút lực bạn nhé).
CHỮ S THỨ 5: BÚ MÚT – MỘT YẾU TỐ PHỤ THÊM
Bú mút là chữ S huy hoàng thứ 5, nhiều em bé có thể trấn tĩnh lại với tốc độ của ánh sáng khi được ngậm ti mẹ hay ti giả. Tuy nhiên, với các em bé đang đỉnh điểm của cáu gắt (mà bị tưởng nhầm là Colic) thì việc bú mút chỉ là yếu tố phụ sau cùng mà thôi, và cần được làm sau khi con đã tĩnh lại khi được áp dụng 4S đầu tiên của công thực này. Lúc đó, ti giả sẽ đưa con về sự tĩnh tâm tuyệt đối.
Rõ ràng là con không thể hét khi có một cái ti giả trong miệng, nhưng đó không phải là nguyên nhân vì sao ti giả lại giúp con trấn an, và lại được gọi là “soother” – vật trấn an. Việc mút, kể cả mút để ăn hay mút vì đam mê đều làm con bình tĩnh và thư giãn lại. Và mẹ nhớ này, ti giả cũng tốt, nhưng nếu mẹ cảm thấy nguyên nhân con cáu gắt là do đói và bị quá kích động dẫn tới không thể ăn hiệu quả được, thì sau 4 S này mẹ hãy mời con ti mẹ, để con được ăn một bữa no trong sự an tâm mẹ nhé.
Con không chỉ thích và thư giãn với 5S, nó còn đưa con vào sự tĩnh tâm tuyệt đối: giấc ngủ nữa đó! Nhưng CHỈ KHI BẠN LÀM ĐÚNG tất cả các S mà thôi: Nếu bạn quấn quá lỏng, con sẽ chiến đấu mạnh mẽ hơn, nếu bạn Shhh tiếng quá yếu, sự gào khóc của bé sẽ không dừng lại. Chỉ khi mẹ thấy phản xạ trấn an của con được bật ra, con thư giãn, lúc này mẹ có thể làm dịu nhẹ – nhỏ lại tiếng Shhhh, chậm và nhẹ lại cử động…bởi cứ duy trì các điều này, con sẽ hoàn toàn được an tâm.
Như bạn có thể thấy, 2 chữ S đầu tiên: Quấn + Nằm nghiêng/sấp giảm sẽ làm quá trình trấn an được bắt đầu thông qua việc hạn chế các cử động không kiểm soát được của các chi. Đây là các bước đầu tiên để “kích hoạt” việc thư giãn. Chữ S thứ 3 và thứ 4 – shhhh và cử động đều – sẽ phá vỡ chu kì khóc mãnh liệt của bé, và cuối cùng việc được mút sẽ giúp con thư giãn hoàn, đưa con vào những mức sâu hơn của việc trấn tĩnh và an tâm.
Và cũng như bao nhiêu điều khác, 5S chỉ thực sự hiệu quả khi bạn thực hành liên tục và nhất quán, nhiều gia đình cha mẹ phân công công việc, để mẹ phụ trách mảng ăn hiệu quả và bố là vua 5S: ông hoàng thiện nghệ làm công tác giúp con trấn an.
5S đi xa và đi sâu vào các cơ sở y tế
Ở Boulder, Colorado Mỹ, các y tá ở bệnh viện công đã thực hiện việc phát cho 42 gia đình cho con mới sinh siêu quấy gắt bộ kit bao gồm: DVD hướng dẫn thực hiện 5S, một CD tiếng whitenoise chuyên dụng, một chiếc quấn bé. Chỉ trong vài ngày, có 41 em bé sơ sinh này (trong đó có 2 em chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thuốc) để trở nên cực dễ để có thể thư giãn – trấn an. Một em bé duy nhất không thích ứng và cải thiện việc trấn an với 5S, là một em bé đang bị viêm tai giữa. Sau điều trị hoàn toàn viêm tai giữa, con có biểu hiện tích cực tự trấn an với 5S. Rõ ràng, 5S không phải là công thức tiên để có thể dừng mọi tiếng khóc, đặc biệt là khi con bạn đang đói hay con ốm đau!
Một số người ngờ vực về tính hiệu quả của 5S, “ôi giồi, có gì đâu mà mới, quê tau làm đầy”. Đúng vậy, những kĩ thuật này đã từ rất lâu đời, nhưng không ai hệ thống nó thành một hệ kiến thức để giúp nhiều bậc cha mẹ dỗ con thành công đến vậy.
Không những cha mẹ giỏi hơn qua thực hành, mà các em bé cũng vậy! Chỉ sau 1 tuần được quen với quấn, rất nhiều em bé ngừng việc phản kháng, thậm chí trấn an ngay khi việc quấn được hoàn thành, có bé ngủ ngay khi mẹ quấn xong, như thể một cách nói của con: “à, mình biết cái này, và mình thích nó!”
5S CỨU NGƯỜI
Công thức 5S này được giảng dạy ở các chương trình y tế cộng động khắp nước Mỹ và hàng chục các nước khác trên thế giới. Các bác sỹ áp dụng công thức 5S này vào trong thăm khám thực hành hàng ngày bởi (1) Công thức 5S giúp cha mẹ tự tin hơn trong việc kết nối với em bé sơ sinh và (2) Việc 5S giảm quấy khóc mãnh liệt ở trẻ và sự kiệt sức ở cha mẹ có thể cứu sống được những trường hợp tuyệt vọng và giảm chi phí khám chữa bệnh không cần thiết.
Rất nhiều các nghiên cứu khoa học đã khẳng định việc trẻ sơ sinh quấy khóc mãnh liệt và sự kiệt sức từ người lớn là những nguyên nhân khởi nguồn cho:
- Bạo hành trẻ em: gây nên 1500 trường hợp phải nhập viện, trong đó có 1200 trường hợp di chứng tới não và 400 ca tử vong.
- Trầm cảm sau sinh: chiếm tỉ lệ 10-15% các bà mẹ mới sinh, thậm chí còn thấy ở các ông bố. Việc hoang mang – trầm cảm – lo lắng có thể dẫn đến thất bại trong hành trình nuôi con bằng sữa mẹ, tại nan, ngược đãi trẻ em và hậu quả là điều trì y tế lâu dài, thậm chí nguy cơ tự vẫn.
- Ngủ không an toàn: các cha mẹ kiệt sức trong cơn tuyệt vọng có thể bỏ qua an toàn ngủ, dẫn đến 1300 ca tử vong do SIDS và ngạt thở ở trẻ mỗi năm.
- Thất bại trong nuôi con bằng sữa mẹ: Những em bé quấy khóc rất khó có khớp ngậm đúng, cha mẹ kiệt sức, suy giảm sức khỏe bé sơ sinh, có thể dẫn tới đột tử trẻ sơ sinh. Ở bà mẹ, có thể tang nguy cơ ung thư vú và ung thử cổ tử cung.
- Các vấn đề sức khỏe khác: trong đó có lạm dụng thuốc ở người lớn, tai nạn giao thông, thậm chị lạm dụng sử dụng các biện pháp chữa Colic ở trẻ dẫn đến nguy hại sức khỏe cho bé…
Dịch từ cuốn: Đứa trẻ hạnh phúc nhất khu phố của Bs. Harvey Karp
Đón đọc phần sau:
BA NGUYÊN NHÂN CHÍNH MÀ CON CÓ THỂ CHẬM PHẢN ỨNG VỚI 5S
-0 Bình luận-