Khóc nhiều, có hại thần kinh?
KHÓC LẮM THẾ HẢ GIỜI!!!!
Một điều rất trớ trêu của cuộc đời là lũ trẻ con sinh ra chẳng kèm hướng dẫn sử dụng gì cả, nên mỗi người lại chơi một kiểu và chẳng có ông boss nào giống chị boss nào.
Nhiều nhà đẻ 3-4 anh chị em mà chẳng đứa nào giống đứa nào, cả nết ăn lẫn nết ngủ, và đặc biệt là THỜI LƯỢNG KHÓC nên làm các đấng sinh thành vô cùng hoang mang. Liệu khóc lắm thế này có bình thường không? Có tổn thương thần kinh?
Tiếng khóc là điều đầu tiên báo hiệu sự xuất hiện của boss ra thế giới bên ngoài. Các mẹ cứ nghĩ mà xem, boss nào chào đời mà không khóc, bác sỹ có mà sợ xanh mặt và lúc ấy có mà cha mẹ chẳng khóc thay con!
Thế nhưng tiếng khóc luôn bị gắn tiếng xấu, rằng khóc là không được, và KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ CHO CHÁU KHÓC! Mission almost impossible, trừ khi các mẹ nuôi búp bê.
Cũng may, trên đời cũng có những ông bà bác sỹ và nhà khoa học rất oái oăm, những người này đã đi sâu vào nghiên cứu thời lượng khóc của các em bé sơ sinh mới chào đời, để đưa ra một số liệu rất cú đỉn, ấy là một em bé khỏe mạnh sẽ có đỉnh cao sự nghiệp opera KHÓC LẮM vào khoảng 6-8 tuần tuổi. Anh chị nào ngoan thì có thể khóc 30 phút mỗi ngày, còn có những đồng chí làm danh ca Chaien khóc ròng rã một phát từ 5-6h/ngày mà không vì một lí do hay đay đớn nào cả. Và cũng không gì có thể dỗ nổi luôn.
NĂM ĐẾN SÁU TIẾNG ĐỒNG HỒ MỖI NGÀY!
Thế thì có mà thành Thánh Khóc ấy nhờ!
Một bác sỹ với lòng thòng các loại học hàm – học vị về giải phẫu thần kinh và não bộ có tên là Ronald G. Barr, MA, MDCM, FRCP(C) đã khẳng định với nhân loại thông qua một công trình nghiên cứu có tên GIAI ĐOẠN KHÓC MÀU TÍM – Giai đoạn khóc như ri của bé sơ sinh, với tên tiếng anh hoa mỹ là The Period of Purple Crying – The crying Curve.
Theo vị bác sỹ đáng kính này, thì trẻ sơ sinh có nhiều đồng chí hoàn toàn khỏe mạnh, tăng cân tốt, mọi phát triển bình thường và tinh thần vui vẻ nhưng cứ đến giờ là khóc, khóc không kiểm soát và không thể dỗ. Và quái đản thay, bác không tin và không sử dụng thuật ngữ Colic!
Theo người bác sỹ chuyên gia về tiếng khóc trẻ em, Bs giải phẫu và nghiên cứu về não bộ này thì các loài động vật có vú sẽ trải qua một giai đoạn khóc, và nó sẽ có hướng tăng dần, lên đến đỉnh rồi sau đó mới suy giảm. Theo ông, khóc sẽ không phải là mãi mãi.
Các đồng chí này ở thời điểm đỉnh cao của cung khóc, thì trung bình có thể khóc 4-6h một ngày, đỉnh cao có thể lên đến 8h/ngày vào các giai đoạn từ 8 tuần tuổi trở ra. Đương nhiên, các boss không bị bồ đá hay đau đớn khó chịu gì, nhưng những cử chỉ nét mặt đau khổ của sự khóc lóc ở giai đoan này cũng có thể khiến phụ nữ vỡ tim và người già nổ não.
Giai đoạn khóc màu tím Purple Crying Curve có những đặc điểm sau đây:
• Nó xảy ra ở một số bé, xuất hiện từ 2 tuần tuổi và tăng dần, đạt đỉnh tại mốc ngoài 7-9 tuần (mấp mé 2 tháng), kết thúc lúc 4-5 tháng.
• Cơn hờn giận đến thực sự bất ngờ như tấm thiệp mời cưới của người yêu cũ vậy, và làm bao người bối rối. Có thể phút trước còn đang vui vẻ đón mùa xuân về, phút sau đã khóc như thể nhận được giấy báo cách li xã hội thêm 2 tuần nữa!!!!
• Dù không đau đớn hay buồn giận ai, nhưng mình khóc là vì đam mê thôi. Dỗ thì vẫn là việc của người lớn, mà tiếp tục khóc và phản đối dỗ dành vẫn là việc riêng của chúng tôi. Việc ai nấy làm, ok!
• Kèm theo với việc tao hiệu ứng âm thanh thay còi tàu vào ga liên tục trong vài tiếng đồng hồ, boss còn bonus them nét mặt biểu cảm đau đớn – buồn cáu như thế đang xem dở Hạ cánh nơi anh thì bị cá mập cắn đứt đường internet vậy. Đây là điều làm bố mẹ hoang mang nhiều nhất. Vì thế, để cho chắc, hãy ợ hơi cho boss thật kĩ, ok!
• Và cũng giống như cô dâu 8 tuổi, những trường ca cáu gắt và gào khóc của boss dài lê thê.
• Và cũng giống như cô dâu 8 tuổi, buổi hòa nhạc bất đắc dĩ và đầy khổ đau này của boss được công chiếu vào lúc khoảng 6h chiều và có thể kéo dài đến hẳn 12h đêm
Ơ thế tóm lại là gì đây BS ơi!
À, anh BS này nhất định không mô tả giai đoạn này với từ khóa Colic, vì theo anh trẻ không đau ốm gì, không có một nguyên nhân hay bệnh lí gì làm trẻ cáu gắt. Theo anh, việc đổ cho trẻ bị Colic là gắn tên một bệnh, một điều không bình thường vào với một em bé hoàn toàn khỏe mạnh. Và khi đã là bệnh thì phải chữa, trong khi thực tế Giai đoạn Khóc TÍM NGẮT của anh là tự nhiên và không có lối đi tắt qua.
Với anh, đó là chu kì phát triển tự nhiên, cáu gắt vì đam mê.
Theo anh thì nếu cha mẹ đã đi kiểm tra – thăm khám y tế mà con không ốm đau gì, ợ hơi chuẩn chỉnh đủ giờ đủ phút mỗi ngày mà con vẫn gắt thì:
• Đó là giai đoạn khóc Purple. Khóc không vì lí do, và sẽ tăng đến đỉnh. Khác với Colic là ngày khóc ngày nghỉ, thì với Purple, trẻ ngày nào cũng khóc. Opera biểu diễn HÀNG ĐÊM
• Giai đoạn khóc màu tím này không làm tổn hại thần kinh của trẻ, không làm con tăng thêm nguy cơ dị ứng, không làm trẻ bị các ảnh hưởng tiêu cực khi lớn lên
• Tin vui là sau đỉnh điểm, bé sẽ khóc ít dần. Chứ không như colic, hôm có hôm không, bất ngờ như cơn mưa mùa hạ.
• Tin buồn là Giai đoạn khóc màu tím này về bản chất không làm hại gì bé, nhưng những người chăm sóc sau một thời gian bị tra tấn nổ não có thể mất bình tĩnh và CÓ THỂ LÀM HẠI BÉ. Và chính nghiên cứu về chu kì này là nền tảng cho đề án nghiên cứu Shaken Baby Syndome – Hội Chứng Rung lắc Trẻ Sơ sinh.
Những thống kê cho thấy rằng giai đoạn Khóc Màu Tím này chính là lúc mà Hội chứng rung lắc trẻ sơ sinh xảy ra nhiều nhất!
Shaken Baby Syndome là hiện tượng cha mẹ cáu tiết và mất kiểm soát khi con khóc quá nhiều, lắc con thật mạnh để con ngừng khóc. Việc lắc mạnh này mới chính là tác nhân làm bé bị tổn thương não, tụ máu võng mạc, chấn thương sọ não.
Lời khuyên mà mục đích của công trình nghiên cứu về Giai đoạn khóc màu tím này để cha mẹ hiểu được các quá trình phát triển tự nhiên của trẻ, để nếu không kiểm soát được hành vi của bản thân, cha mẹ có thể đặt con (dù đang khóc) ở một nơi an toàn – hoặc đưa cho người hỗ trợ, ra khỏi phòng một chút để lấy lại kiểm soát, giải tỏa sự cáu giận ở một nơi khác mà không rung lắc và làm hại đến bé.
Các bạn có thể xem anh BS ít tóc này giải thích về Crying Curve qua đây
…và đọc về nó qua đây:
-0 Bình luận-